Quốc tế Phụ nữ 8/3: Cân bằng giới để thế giới tốt đẹp hơn
(09:42, 08/03/2019)
Chủ đề Ngày Quốc tế Phụ nữ năm nay là #BalanceForBetter (tạm dịch: Cân bằng để tốt hơn) kêu gọi mọi người cùng xây dựng một thế giới cân bằng giới, nhấn mạnh vai trò quan trọng của phụ nữ và nam giới trong việc tạo dựng các hoạt động tương lai dựa trên sự bình đẳng.
Vấn đề không của riêng phụ nữ
 
Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 tôn vinh những thành tựu của phụ nữ trên toàn cầu. Khi chứng kiến một phong trào thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ mang lại một thế giới tốt đẹp hơn, sức mạnh nữ quyền càng cuộn chảy mạnh mẽ hơn trong huyết quản mỗi người. Ca ngợi những thành công của phụ nữ và kêu gọi hành động để tăng cường bình đẳng giới toàn cầu luôn là những điểm chính của ngày này. Mỗi năm, Ngày Quốc tế Phụ nữ tập trung vào một nhiệm vụ cụ thể dẫn dắt hoạt động suốt cả năm.
 
Năm 2018 có chủ đề “Thời gian là bây giờ” tập trung vào các nỗ lực trao quyền cho phụ nữ ở nông thôn. Theo trang web International Women Day (IWD), chủ đề của năm 2019 là #BalanceForBetter (Cân bằng để tốt hơn) kêu gọi mọi người xây dựng một thế giới cân bằng giới, nhấn mạnh vai trò quan trọng của phụ nữ và nam giới trong việc tạo dựng các hoạt động tương lai dựa trên sự bình đẳng.
 
Ảnh minh họa
Các nhà tổ chức IWD cho biết, cân bằng không phải là vấn đề của phụ nữ mà là vấn đề chung cần đưa ra trong các chương trình nghị sự. Đây là cuộc đua hướng đến các ban quản lý doanh nghiệp cân bằng giới, chính phủ cân bằng giới, truyền thông cân bằng giới, cân bằng giới trong sự thịnh vượng, thể thao, cân bằng giới để phát triển kinh tế, cộng đồng... Việc thúc đẩy bình đẳng giới mạnh mẽ hơn sau các phong trào chống quấy rối tình dục MeToo và Time’s Up đang lan rộng, giúp phụ nữ phá vỡ im lặng, dũng cảm lên tiếng đấu tranh với các vụ quấy rối và tấn công tình dục, phá vỡ mọi rào cản, định kiến giới để phụ nữ phát triển mọi tiềm năng của bản thân.
 
Các công ty, doanh nghiệp thành công hơn khi phụ nữ đóng vai trò lãnh đạo. Nghiên cứu của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson kết luận rằng, sự hiện diện của phụ nữ ở các vị trí lãnh đạo công ty có thể cải thiện hiệu suất công việc và ở môi trường cân bằng giới giúp tăng doanh thu khoảng 41%. Phụ nữ ở các vị trí cấp cao có khả năng đạt những mục tiêu cao và truyền cảm hứng, tạo động lực giúp cấp dưới hoàn thành một cách thuận lợi. Thông qua thúc đẩy bình đẳng giới ở nơi làm việc, các công ty có năng suất cao và chiếm được lợi thế cạnh tranh hơn trên thị trường.
 
Để thúc đẩy nhận thức của doanh nghiệp về bình đẳng tại nơi làm việc, trước tiên, doanh nghiệp cần nhìn nhận và đánh giá lại các chính sách nhân sự tại doanh nghiệp mình, từ đó đưa ra mục tiêu, chiến lược và hành động rõ ràng. Trong đó, cần tập trung vào chiến lược phát triển con người, bao gồm: Đa dạng hóa lực lượng lao động tại công ty; tạo cơ hội bình đẳng cho cả nam và nữ trong tuyển dụng, làm việc và thăng tiến, tiền lương; đưa ra những chương trình đào tạo cho nữ giới để phát triển lên các vị trí quan trọng; đào tạo về bình đẳng giới tại doanh nghiệp. Đó là lý do IWD hướng đến việc cân bằng giới trên quy mô toàn cầu.
  
Cách thức mới xóa bỏ rào cản
 
Năm nay, Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) chú trọng đến các dịch vụ công cộng, an ninh thu nhập, không gian an toàn và công nghệ để thúc đẩy tiến bộ cho phụ nữ và trẻ em gái. Theo Giám đốc điều hành UN Women toàn cầu Phumzile Mlambo-Ngcuka, cần lập kế hoạch với một tư duy đổi mới, cân bằng, bình đẳng, tính đến nhu cầu của phụ nữ và trẻ em gái ngay từ khi bắt đầu quy hoạch đô thị, thiết kế hệ thống giao thông an toàn. Các nhà lãnh đạo công nghiệp, khởi nghiệp, các nhà hoạt động bình đẳng giới cần tìm ra cách thức đổi mới để xóa bỏ rào cản và đẩy nhanh tiến độ cho bình đẳng giới.
Ảnh minh họa
Trong một nỗ lực để giải quyết tình trạng mất cân bằng giữa tỷ lệ nam và nữ trong hội đồng quản trị, nhiều quốc gia đã đưa ra chỉ tiêu bắt buộc về tỷ lệ thành viên ban lãnh đạo công ty là nữ như Pháp (33%), Đức (30%) và Na Uy (40%)... Mặc dù tỷ lệ đưa ra là một thách thức với các quốc gia này nhưng nhờ nó, tỷ lệ nữ trong hội đồng quản trị của các công ty đã tăng lên đáng kể.
 
Các nước đã cố gắng hết sức để giúp phụ nữ cân bằng sự nghiệp và gia đình. Pháp và các nước Bắc Âu đã có chính sách trợ giúp với việc chăm sóc trẻ em. Nhà trẻ, trường mầm non được trợ giá. Trường công lập cũng mở cửa đến tận tối. Trong khi đó, các trường học ở Mỹ và Anh mở cửa rất sớm, trước khi ngày làm việc của một người lớn bắt đầu.
Nguồn: Ngự Bình
 Theo UN Women

 

  


Các tin khác
Nhiều tập thể và cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong hoạt động Vì sự tiến bộ phụ nữ ngành giáo dục Đồng Tháp năm 2018 (30/12/2018)
Công đoàn trường ĐH Phan Thiết tổ chức buổi sinh hoạt kỷ niệm ngày Phụ Nữ Việt Nam (20/10) với chủ đề “nâng cao hiệu quả công tác nữ công và bình đẳng giới, vì sự tiến bộ Phụ nữ” (02/11/2018)
Phát huy truyền thống vẻ vang của Phụ nữ Việt Nam (19/10/2018)
(TVPL)Quy định về tặng quà nhân ngày 20/10/2018 cho lao động nữ (18/10/2018)
Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong các cơ sở giáo dục (14/07/2016)
Đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nữ cán bộ, nhà giáo và người lao động đáp ứng yêu cầu mới (05/07/2016)
Hướng dẫn Sơ kết việc thực hiện Nghị quyết 6b/NQ-TLĐ về công tác vận động nữ công nhân, viên chức, lao động thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2010 - 2015 (17/03/2015)
Công văn về việc Khen thưởng chuyên đề “Giỏi việc trường- Đảm việc nhà” cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2014 (19/01/2015)
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC NỮ CÔNG NĂM 2014 VÀ ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC NỮ CÔNG NĂM 2015 (12/12/2014)
Công văn về việc đẩy mạnh các hoạt động nữ công năm học 2014 - 2015 (01/10/2014)



  Videos  
 
Trang chủ    |    Giới thiệu    |    Tin tức    |    Chuyên đề    |    Tư vấn pháp luật    |    Văn bản    |    Email
Lượt truy cập: 18949038
Online: 97
 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VIỆT NAM
Bản quyền thuộc về: Công đoàn Giáo dục Việt Nam

Địa chỉ: Số 2 Trịnh Hoài Đức - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: 04-3845 3118     *    Fax: 04-3843 3693
Email:   cdgdvietnam@moet.edu.vn