Nghị Quyết về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ủy ban kiểm tra công đoàn giáo dục các cấp
(21:26, 27/09/2016)
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VIỆT NAM
 
Số: 194/NQ-CĐN
 
    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
 
Hà Nội, ngày 08 tháng 8 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT
Về nâng cao chất lượng, hiệu quả
hoạt động ủy ban kiểm tra công đoàn giáo dục các cấp

 

Hội nghị lần thứ X Ban Chấp hành Công đoàn Giáo dục Việt Nam ngày  21 tháng 7 năm 2016 đã thảo luận và thông qua Nghị quyết về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ủy ban kiểm tra công đoàn giáo dục các cấp.

I. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN KIỂM TRA CÔNG ĐOÀN CÁC CẤP

1. Kết quả đã đạt được

Từ đầu nhiệm kỳ cho đến nay, tổ chức và hoạt động Ủy ban kiểm tra công đoàn đã tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra, có nhiều cố gắng đổi mới vềnội dung và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.

  1. Về tổ chức, cán bộ ủy ban kiểm tra

Đến tháng 5 năm 2016 công đoàn khối trực thuộc Công đoàn Giáo dục Việt Nam có 114 ủy ban kiểm tra với 412 ủy viên ủy ban kiểm tra, trong đó công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có 05 ủy ban kiểm tra với 29 ủy viên ủy ban kiểm tra, công đoàn cơ sở có 108 ủy ban kiểm tra với 376 ủy viên ủy ban kiểm tra, Ủy ban Kiểm tra Công đoàn Giáo dục Việt Nam có 07 ủy viên trong đó có 03 đồng chí là chuyên trách.

Về chất lượng, cán bộ ủy ban kiểm tra tiếp tục được quan tâm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; một số cán bộ công tác lâu năm có nhiều kinh nghiệm trong công tác kiểm tra; một số cán bộ ủy ban kiểm tra được cơ cấu hợp lý, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra là ủy viên ban thường vụ hoặc phó chủ tịch.

1.2. Kết quả hoạt động của ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp

Ủy ban kiểm tra công đoàn giáo dục các cấp đã bám sát chương trình công tác hàng năm của ủy ban kiểm tra cấp trên, chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra và thực hiện các nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra có hiệu quả; số lượng, chất lượng các cuộc kiểm tra được nâng lên, công tác giải quyết, tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo đã được quan tâm chỉ đạo giải quyết kịp thời.

Kết quả hoạt động của ủy ban kiểm tra công đoàn giáo dục các cấp đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp, nâng cao ý thức chấp hành Điều lệ Công đoàn; phát hiện và ngăn ngừa kịp thời các biểu hiện vi phạm Điều lệ, Nghị quyết, Chỉ thị và các quy định của công đoàn; tăng cường quản lý thu, chi tài chính, tài sản công đoàn, hạn chế tiêu cực tham nhũng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, nhà giáo và người lao động.

2. Hạn chế và nguyên nhân

2.1. Hạn chế

- Một số ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn còn ít quan tâm đến công tác kiểm tra, cán bộ ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở đều là không chuyên trách, phần lớn thay đổi theo nhiệm kỳ hoặc biến động do thay đổi nhân sự trong đơn vị.

- Một số ủy ban kiểm tra hoạt động còn hạn chế, số lượng các cuộc kiểm tra còn ít, chất lượng kiểm tra chưa cao, nghiệp vụ công tác kiểm tra còn hạn chế; chưa thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo, chế độ sinh hoạt, quy trình kiểm tra và lưu trữ hồ sơ kiểm tra theo quy định.

- Công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ công tác kiểm tra cho ủy viên ủy ban kiểm tra và cán bộ làm công tác kiểm tra công đoàn giáo dục các cấp chưa thường xuyên và hiệu quả.

2.2. Nguyên nhân

- Một bộ phận cán bộ công đoàn và cán bộ làm công tác kiểm tra chưa nhận thức đầy đủ về công tác kiểm tra, kỹ năng, nghiệp vụ còn hạn chế.

- Việc quy hoạch, lựa chọn, bố trí sắp xếp cán bộ ủy ban kiểm tra ở một số đơn vị còn chưa kịp thời, chưa quan tâm đến công tác kiểm tra.

- Đội ngũ cán bộ ủy ban kiểm tra công đoàn giáo dục các cấp hầu hết là kiêm nhiệm, thời gian dành cho hoạt động ủy ban kiểm tra còn ít.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU

1. Quan điểm

- Kiểm tra là nhiệm vụ thường xuyên,  hoạt động kiểm tra phải được chủ động, công khai, dân chủ, khách quan, thận trọng, chặt chẽ, có trọng tâm, trọng điểm, nội dung cụ thể, thiết thực.

- Hoạt động của ủy ban kiểm tra thực hiện theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, quy chế được ban chấp hành thông qua và chịu sự chỉ đạo của ban chấp hành công đoàn.

2. Mục tiêu

- Tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong cán bộ công đoàn giáo dục các cấp về công tác kiểm tra và hoạt động ủy ban kiểm tra công đoàn.

- Góp phần phòng ngừa vi phạm về Điều lệ, Nghị quyết, về công tác quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công đoàn; giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng nhà giáo và người lao động.

3. Chỉ tiêu phấn đấu

- 100% ủy ban kiểm tra công đoàn giáo dục các cấp tổ chức kiểm tra tài chính cùng cấp hàng năm.

- Hàng năm Ủy ban Kiểm tra Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức kiểm tra ít nhất 25% công đoàn trực thuộc cấp dưới về tài chính và chấp hành Điều lệ Công đoàn; kiểm tra ít nhất 20% công đoàn giáo dục tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn Giáo dục Việt Nam.

Đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức kiểm tra ít nhất 50% công đoàn cấp dưới về tài chính, 30% về chấp hành Điều lệ Công đoàn.

Đối với công đoàn cơ sở tổ chức kiểm tra 20% công đoàn cấp dưới về chấp hành Điều lệ công đoàn.

- 100% dấu hiệu vi phạm khi phát hiện được kiểm tra kịp thời.

- 100% đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của công đoàn được giải quyết kịp thời; đối với các đơn khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của  công đoàn thì cần hướng dẫn người có đơn đến cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ, giải quyết.

- 100% cán bộ ủy ban kiểm tra công đoàn giáo dục các cấp có trình độ đại học trở lên và được bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác kiểm tra công đoàn, trong đó 50% cán bộ ủy ban kiểm tra được trang bị kiến thức nghiệp vụ về chuyên ngành luật, tài chính, kế toán.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP  

1. Tăng cường sự lãnh đạo của ban chấp hành, sự chỉ đạo của ban thường vụ công đoàn các cấpđối với tổ chức và hoạt động uỷ ban kiểm tra công đoàn

- Nâng cao nhận thức về vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của tổ chức và hoạt động ủy ban kiểm tra công đoàn, giúp cho lãnh đạo công đoàn giáo dục các cấp trong công tác quản lý, đảm bảo công tác phòng ngừa các hành vi vi phạm.

- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của ban chấp hành, ban thường vụ, chủ tịch công đoàn giáo dục các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động ủy ban kiểm tra và công tác kiểm tra công đoàn; tổ chức sơ kết, tổng kết hoạt động ủy ban kiểm tra hàng năm và nhiệm kỳ.

- Nâng cao vai trò của ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp trong việc tổ chức triển khai, thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam và chương trình công tác được ban chấp hành công đoàn cùng cấp thông qua.

2. Đổi mới phương pháp hoạt động ủy ban kiểm tra nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc kiểm tra

- Ban chấp hành công đoàn giáo dục các cấp có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy chế hoạt động, chương trình, kế hoạch công tác của ủy ban kiểm tra; tập trung thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên như kiểm tra việcchấp hành Điều lệ; kiểm tra việc thu, phân phối, sử dụng, quản lý tài chính, tài sản; giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo; chủ động tìm hiểu, thu thập thông tin, phát hiện và kiểm tra kịp thời các dấu hiệu vi phạm.

- Tăng cường về số lượng và nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra, lựa chọn nội dung kiểm tra phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm; bảo đảm nguyên tắc và quy trình kiểm tra; vận dụng đồng bộ và sáng tạo các hình thức, phương pháp kiểm tra; kết luận kiểm tra phải khách quan, trung thực, đánh giá đúng ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế và kiến nghị xử lý kịp thời các hành vi vi phạm; cần phối hợp chặt chẽ với các bộ phận liên quan trong quá trình hoạt động.

- Chú trọng kiểm tra đồng cấp và tăng cường kiểm tra cấp dưới; giám sát chặt chẽ việc thực hiện kết luận, kiến nghị của đoàn kiểm tra; chỉ đạo, hướng dẫn ủy ban kiểm tra cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, nhất là đối với cấp cơ sở.

- Đối với khiếu nại, tố cáo liên quan đến công đoàn, quyền, lợi ích của đoàn viên và người lao động, uỷ ban kiểm tra công đoàn giáo dục các cấp cầnchủ động tham mưu cho ban chấp hành, ban thường vụ xử lý, giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc thuộc thẩm quyền công đoàn; tích cực tham gia với cơ quan chức năng vàlãnh đạo các đơn vị để giải quyết có hiệu quả, đúng quy định của pháp luật, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên và người lao động.

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm hoạt động và cập nhật, hệ thống hóa các văn bản, chính sách, tài liệu mới có liên quan đến hoạt động kiểm tra cho cán bộ kiểm tra công đoàn. Mở chuyên mục về hoạt động ủy ban kiểm tra trên website của Công đoàn Giáo dục Việt Nam và công đoàn giáo dục các cấp để kịp thời thông tin, giải quyết những vướng mắc trong hoạt động thực tiễn của uỷ ban kiểm tra công đoàn. Ủy ban kiểm tra thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo với ban chấp hành công đoàn cùng cấp và ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên theo quy định.

3. Kiện toàn, củng cố tổ chức ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp

- Ban chấp hành công đoàn các cấp phải thường xuyên rà soát, kiện toàn tổ chức, bố trí cán bộ và tăng cường hoạt động của ủy ban kiểm tra công đoàn cấp mình; khi khuyết ủy viên ủy ban kiểm tra và các chức danh ủy ban kiểm tra thì ban chấp hành bầu bổ sung trong kỳ họp gần nhất; khi công đoàn có đủ điều kiện thành lập ủy ban kiểm tra thì phải tiến hành thành lập theo quy định.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ ủy ban kiểm tra công đoàn giáo dục các cấp có phẩm chất, năng lực, nhiệt tình, bản lĩnh, khách quan, trung thực và am hiểu công đoàn, chính sách pháp luật, thông thạo nghiệp vụ và có điều kiện hoạt động.

- Chuẩn bị tốt nhân sự uỷ ban kiểm tra công đoàn trước mỗi kỳ đại hội công đoàn, đảm bảo số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý; chọn người đủ tiêu chuẩn và có kinh nghiệm về hoạt động kiểm tra; cơ cấu chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra là uỷ viên ban thường vụ công đoàn cùng cấp.

- Các văn bản do ủy ban kiểm tra hoặc đoàn kiểm tra ban hành phải đảm bảo thể thức quy định và đóng dấu của ban chấp hành công đoàn cùng cấp.

4. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ uỷ ban kiểm tra công đoàn

- Tăng cường công tác bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm cho cán bộ ủy ban kiểm tra công đoàn cấp mình và cấp dưới; nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ phải thiết thực, cụ thể, dễ hiểu, phù hợp với yêu cầu trình độ, đặc điểm của đối tượng được bồi dưỡng, sát với thực tiễn hoạt động của uỷ ban kiểm tra công đoàn mỗi cấp.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ kiểm tra như tài chính, pháp luật …đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra công đoàn trong giai đoạn hiện nay.

- Công đoàn cơ sở không có ủy ban kiểm tra thì bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ cho đồng chí ủy viên ban chấp hành làm nhiệm vụ kiểm tra theo những nội dung quy định và hướng dẫn của công đoàn cấp trên.

5. Đảm bảo điều kiện làm việc và hoàn thiện cơ chế chính sách đối với cán bộ uỷ ban kiểm tra công đoàn

- Ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn các cấp quan tâm, tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất cho hoạt động ủy ban kiểm tra như phòng làm việc, phòng tiếp đoàn viên và người lao động.

- Sắp xếp thời gian và tạo điều kiện để cán bộ ủy ban kiểm tra công đoàn giáo dục các cấp tham gia các hoạt động của ủy ban kiểm tra; có cơ chế đảm bảo hoạt động và can thiệp, bảo vệ kịp thời khi cán bộ uỷ ban kiểm tra bị xâm phạm; hỗ trợ, giúp đỡ cán bộ uỷ ban kiểm tra công đoàn khi gặp khó khăn.

- Quan tâm đầu tư về kinh phí hoạt động đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ kiểm tra, kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ ủy ban kiểm tra hàng năm.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Công đoàn Giáo dục Việt Nam

- Ban Chấp hành giao Ban Thường vụ Công đoàn Giáo dục Việt Nam chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết.

- Ủy ban kiểm tra Công đoàn Giáo dục Việt Nam hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc tổ chức triển khai, thực hiện và định kỳ tham mưu, đề xuất tổ chức sơ kết, tổng kết việcthực hiện Nghị quyết.

2. Công đoàn Giáo dục tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Căn cứ vào chương trình công tác của ủy ban kiểm tra liên đoàn lao động tỉnh, thành phố và ban chấp hành công đoàn cùng cấp để xây dựng kế hoạch chỉ đạo, tổ chức và thực hiện Nghị quyết cho phù hợp với đặc điểm tình hình của đơn vị.

3. Công đoàn đại học Quốc gia, đại học Vùng, công đoàn cơ quan Bộ GD&ĐT, công đoàn các trường đại học, cao đẳng và đơn vị trực thuộc

- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết phù hợp với đặc điểm tình hình của đơn vị.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và chỉ đạo, hướng dẫn công đoàn cấp dưới tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của đội ngũ cán bộ công đoàn và tổchức thực hiện có chất lượng, hiệu quả các nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra công đoàn.

                                                            TM. BAN CHẤP HÀNH
Nơi nhận:                                                                                     CHỦ TỊCH
- UBKT TLĐ;
- Uỷ viên BCH CĐGDVN;
- Uỷ viên UBKT CĐGDVN;
- CĐGD các tỉnh, thành phố;
- UBKT công đoàn khối trực thuộc;                                                     (Đã ký)
- VP2, các ban thuộc CĐGDVN;
- Lưu VP và UBKT CĐN.                                                            
                                                                                                      Vũ Minh Đức
 

 

 

  


Các tin khác
Quyết đinh về việc ban hành Quy chế khen thưởng (09/09/2016)
87 năm Công đoàn Việt Nam: Vì quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động (06/09/2016)
Toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Tổng kết năm học 2015-2016, triển khai nhiệm vụ năm học 2016-2017 (01/09/2016)
Về việc nắm bắt tình hình bão lũ, chăm lo đời sống NGNLĐ, phối hợp đảm bảo an toàn trường lớp, hạn chế hậu quả do bão lũ gây ra (19/08/2016)
Thông báo kết quả: ĐIỂM LĨNH VỰC CÔNG TÁC 14 - KHỐI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM HỌC 2015 - 2016 (11/08/2016)
PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG 65 NĂM XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH, TIẾP TỤC ĐỔI MỚI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VIỆT NAM, ĐÁP ỨNG TÌNH HÌNH, NHIỆM VỤ MỚI (20/07/2016)
Quyết định công nhận kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng hoạt động Công đoàn năm học 2015 - 2016 (18/07/2016)
Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong các cơ sở giáo dục (14/07/2016)
THÔNG BÁO KẾT QUẢ XÉT KHEN THƯỞNG NĂM HỌC 2015 - 2016 (08/07/2016)
CĐGD Lào Cai với phong trào “Phòng giúp phòng, trường giúp trường” (07/07/2016)



  Videos  
 
Trang chủ    |    Giới thiệu    |    Tin tức    |    Chuyên đề    |    Tư vấn pháp luật    |    Văn bản    |    Email
Lượt truy cập: 18770424
Online: 431
 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VIỆT NAM
Bản quyền thuộc về: Công đoàn Giáo dục Việt Nam

Địa chỉ: Số 2 Trịnh Hoài Đức - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: 04-3845 3118     *    Fax: 04-3843 3693
Email:   cdgdvietnam@moet.edu.vn