Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015-2016 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên
(12:24, 03/09/2015)
CHỈ THỊ
Về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015 – 2016
của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

----------------------

Căn cứ các Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ tình hình thực tiễn của ngành Giáo dục;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ thị: 

Năm học 2015-2016, nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục, Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, ngoài những nhiệm vụ thường xuyên, toàn ngành Giáo dục tập trung vào các nhóm nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Về công tác quản lý giáo dục và đào tạo

Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và của Bộ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan liên quan xây dựng kênh truyền hình giáo dục (VTV7), phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường thông tin, truyền thông về giáo dục và đào tạo.

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo khung pháp lý cho các hoạt động đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Chú ý tiếp thu góp ý của xã hội để kịp thời điều chỉnh chính sách, điều chỉnh công tác quản lý, chỉ đạo của Bộ và các cấp quản lý giáo dục.

Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương trong quản lý giáo dục và đào tạo. Tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục và đào tạo.

Đẩy mạnh công tác phân luồng, hướng nghiệp sau trung học cơ sở, trung học phổ thông và liên thông giữa các chương trình giáo dục, cấp học và trình độ đào tạo.

Phát triển, hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên.

Đổi mới, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giáo dục các cấp; nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ của các cơ sở giáo dục. Tăng cường thanh tra quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, xử lý nghiêm các sai phạm và thông báo công khai trước công luận.

Các cấp quản lý giáo dục chủ động báo cáo, đề xuất, tham mưu với các cấp ủy đảng, chính quyền, phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội trên địa bàn để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong và ngoài nhà trường, xóa bỏ các hiện tượng tiêu cực gây bức xúc trong nhân dân; đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn trường học, phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội trong học sinh.

2. Về tổ chức hoạt động giáo dục

2.1. Nhiệm vụ chung của các cấp học

Tiếp tục triển khai thực hiện tốt, có hiệu quả Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục, bồi dưỡng ý thức trách nhiệm, năng lực và hiệu quả công tác cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho học sinh gắn với việc đưa nội dung các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành thành hoạt động thường xuyên trong mỗi đơn vị, cơ sở giáo dục.

Đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, kết quả xoá mù chữ; tăng cường công tác phân luồng, tư vấn hướng nghiệp và định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông; đa dạng hóa hình thức học tập đáp ứng nhu cầu nâng cao hiểu biết và tạo cơ hội học tập suốt đời cho người dân.

Triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học và luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cho học sinh.

Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách ưu đãi đối với học sinh thuộc diện chính sách xã hội, học sinh ở miền núi, dân tộc thiểu số, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, quan tâm tạo cơ hội học tập cho học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

2.2. Giáo dục mầm non

 Rà soát, điều chỉnh chương trình giáo dục mầm non, đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non; tăng cường hoạt động vui chơi và các hoạt động trải nghiệm, khám phá của trẻ, chú trọng giáo dục hình thành các thói quen phù hợp với độ tuổi của trẻ, với yêu cầu của xã hội hiện đại và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số, hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non ở các vùng khó khăn; thực hiện thí điểm tư vấn, bồi dưỡng kiến thức và phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ tại gia đình, cộng đồng.

2.3.  Giáo dục phổ thông

Đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học đồng bộ với đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện theo hướng phát triển năng lực học sinh. Tiếp tục chỉ đạo đổi mới về kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014. Rút kinh nghiệm công tác tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2015, chuẩn bị tốt cho việc triển khai kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 và những năm tiếp theo đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo.

Chỉ đạo thực hiện tự đánh giá và đánh giá ngoài các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; hoàn thành kỳ khảo sát PISA 2015.

Tiếp tục áp dụng một số kinh nghiệm và mô hình giáo dục tiên tiến của một số nước trên thế giới phù hợp với Việt Nam. Nâng cao hiệu quả triển khai Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”.

2.4.  Giáo  dục thường xuyên

Phát triển và nâng cao chất lượng các chương trình giáo dục thường xuyên, tài liệu phục vụ học tập tại các trung tâm học tập cộng đồng với nội dung đa dạng, phong phú, phù hợp với nhu cầu thực tế của người dân, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của mọi người, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp và tạo điều kiện chuyển đổi ngành, nghề của người lao động. Củng cố kết quả xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ theo hướng mở, bền vững, phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của người học và thực tiễn của địa phương. Đổi mới hoạt động GDTX sau khi tổ chức lại các trung tâm cấp huyện.

3. Về công tác phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Rà soát, điều chỉnh và tăng cường quản lý, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng đội ngũ. Quy hoạch đào tạo lại đội ngũ nhà giáo phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Chuẩn bị kế hoạch đào tạo giáo viên theo chương trình, sách giáo khoa mới. Tiếp tục xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu đào tạo nhân lực của ngành và đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Tăng cường các hình thức bồi dưỡng và hỗ trợ hoạt động dạy học và quản lý cho giáo viên, cán bộ quản lý. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dữ liệu đội ngũ các cấp (trường, phòng, sở) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Quan tâm phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán các bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi; nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp, của tổ chức Đoàn, Hội, Đội, gia đình và cộng đồng trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên.

Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, tích cực tham mưu với chính quyền địa phương để có cơ chế, chính sách phù hợp, hiệu quả nhằm xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý của trung tâm học tập cộng đồng, đặc biệt là đội ngũ đang công tác tại vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động bồi dưỡng cấp chứng chỉ và công tác tuyển dụng, sử dụng, thực hiện chế độ làm việc của đội ngũ giáo viên. Giải quyết kịp thời những thắc mắc, kiến nghị về thực hiện chế độ làm việc của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

4. Về công tác đổi mới cơ chế tài chính giáo dục và tăng nguồn lực đầu tư

Tập trung, ưu tiên các nguồn lực để hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam thực hiện Đề án hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2020; xây dựng Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2016 - 2025.

Ban hành hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông.

Rà soát, hoàn thiện chính sách hỗ trợ về giáo dục và đào tạo cho các địa bàn vùng khó khăn và đối tượng chính sách, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện chương trình tín dụng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

Tăng cường kiểm tra, giám sát đầu tư, công tác đấu thầu, công tác quyết toán trong xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị của các đơn vị; Rà soát tình hình và tiến độ thực hiện kế hoạch giải ngân các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, quản lý có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục, nhất là lĩnh vực giáo dục mầm non và các địa phương vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

Để tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm nêu trên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu:

Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương, tích cực tham mưu với Tỉnh ủy, Thành uỷ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành văn bản chỉ đạo về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015-2016 ở địa phương và tổ chức triển khai nhiệm vụ năm học theo chỉ đạo của Bộ và Tỉnh. Các cấp quản lý giáo dục ở địa phương chủ động, sáng tạo, phát huy sự cộng tác, phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2015-2016.

Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc các cấp quản lý giáo dục ở địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm năm học; báo cáo, phản ánh tình hình, đề xuất các giải pháp chỉ đạo, kịp thời giải quyết những vấn đề vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện.

Chỉ thị này được phổ biến quán triệt tới cán bộ, công chức, viên chức ở các cấp quản lý giáo dục, nhà giáo ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên để quán triệt và thực hiện./. 

 

* Nội dung chi tiết đề nghị xem tại tệp đính kèm ./.  CT: 3131/CT-BGDĐT

 

  


Các tin khác
BÁO CÁO TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN NĂM HỌC 2014 - 2015; PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM HỌC 2015 - 2016 (31/08/2015)
(TG) - Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (18/08/2015)
Thông báo Kết quả xét khen thưởng năm học 2014 - 2015 của Hội đồng Thi đua khen thưởng CĐGD Việt Nam (24/07/2015)
Công đoàn Giáo dục Việt Nam – Tự hào truyền thống 64 năm xây dựng và phát triển (22/07/2015)
Công văn đề nghị CĐGD các tỉnh, thành phố rà soát biểu thống kê năm học 2014 - 2015 (14/07/2015)
Hướng dẫn Tuyên truyền kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, nguyên Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam khóa IV (01/7/1915 - 01/7/2015) (16/06/2015)
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tăng cường tuyên truyền thực thi Luật PCTH của thuốc lá (15/06/2015)
Quyết định về việc công nhận bổ sung Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam khóa XIV, nhiệm kỳ 2013 - 2018 (04/06/2015)
GD&TĐ - Công đoàn giáo dục phối hợp tổ chức thi THPT quốc gia (03/06/2015)
Ban Tuyên giáo – Nữ công, CĐGD Việt Nam giới thiệu các bài viết tham dự Cuộc thi “Thủ tục khiếu nại lao động và hoạt động tư vấn pháp luật” (01/06/2015)



  Videos  
 
Trang chủ    |    Giới thiệu    |    Tin tức    |    Chuyên đề    |    Tư vấn pháp luật    |    Văn bản    |    Email
Lượt truy cập: 18770553
Online: 485
 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VIỆT NAM
Bản quyền thuộc về: Công đoàn Giáo dục Việt Nam

Địa chỉ: Số 2 Trịnh Hoài Đức - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: 04-3845 3118     *    Fax: 04-3843 3693
Email:   cdgdvietnam@moet.edu.vn