TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VIỆT NAM
Số: 51/BC-CĐN
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2014
|
BÁO CÁO KẾT QUẢ THĂM DÒ, GÓP Ý KIẾN DỰ THẢO
“PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA”
Ngày 21/8/2014 Ban Thường vụ Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã ban hành Công văn số 230/CĐN-TGNC đề nghị Công đoàn Giáo dục các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương triển khai việc lấy ý kiến của cán bộ, nhà giáo các công đoàn trực thuộc; Công đoàn các Đại học Quốc gia, Đại học vùng, Công đoàn các trường đại học, cao đẳng, đơn vị trực thuộc lấy ý kiến của cán bộ, nhà giáo trong đơn vị góp ý Dự thảo “Phương án tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia”. Sau khi tổng hợp các ý kiến góp ý của cán bộ, nhà giáo các đơn vị gửi về. Ban Thường vụ Công đoàn Giáo dục Việt Nam xin báo cáo kết quả cụ thể như sau:
I. KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA
Kỳ thi này được thực hiện bằng cách gộp kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) vào làm một (kỳ thi quốc gia chung). Kết quả của kỳ thi sẽ được lấy làm căn cứ xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ, Trung cấp chuyên nghiệp.
- Số ý kiến đồng tình với dự thảo/tổng số ý kiến trả lời: 73.781/82.773 tỷ lệ 89%
- Số ý kiến đồng tình áp dụng từ kỳ thi năm 2015/tổng số ý kiến trả lời: 64.210/81.216, tỷ lệ 79%
- Ý kiến khác 14.585/74.970 số lượng ý kiến này/tổng số ý kiến trả lời: 14.585/74.970, tỷ lệ 19%
- Ý kiến góp ý:
+ Nên xét tốt nghiệp, không thi tốt nghiệp THPT. Chỉ nên tổ chức một kỳ thi quốc gia đó là thi đại học để lấy kết quả tuyển sinh vào các trường Đại học. Kỳ thi 3 chung vẫn là kỳ thi được tổ chức nghiêm túc nhất và công bằng nhất từ trước đến nay. Có thể bổ sung một số môn thi mới và khối thi mới cho phù hợp với yêu cầu đầu vào khác nhau của các trường.
+ Nếu thực hiện việc gộp kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) vào làm một (kỳ thi quốc gia chung) thì sẽ làm tăng áp lực đối với các em học sinh và gia đình. Kết quả kì thi tốt nghiệp hằng năm của cả nước đều trên 90% vì thế để giảm áp lực cho các em thì nên bỏ kì thi tốt nghiệp và giữ lại kì thi đại học vì các lí do sau:
Thứ nhất, học sinh đã học hết lớp 12. Các em có quyền quyết định tương lai của mình, nếu em nào muốn học tiếp các bậc cao hơn thì chắc chắn phải cố gắng học thật tốt, em nào không muốn thi đại học thì có thể đi học nghề. Điều này sẽ làm mở rộng cánh cửa vào đời với các em học sinh, làm thay đổi nhận thức người học, làm tăng ý thức tự giác của người học. Vì thế việc cấp một tấm bằng tốt nghiệp phổ thông là chứng nhận học sinh đã hoàn thành chương trình phổ thông.
Thứ hai, không một cơ quan nào có thể đảm bảo việc bài thi của các em có thể được chấm một cách công bằng, khách quan. Đối với các môn khoa học có thể thi hình thức trắc nghiệm để đảm bảo sự công bằng, nhưng đối với xã hội là một điều khó khăn với hình thức, nội dung đề thi đổi mới.
Thứ ba, nếu tổ chức thi theo hình thức này sẽ chưa thực sự đảm bảo công bằng. Bởi vì đối với các em thi theo phương án một thì học sinh nào chọn trường đại học xét tuyển ngành khối A sẽ phải thi thêm 1 môn nghĩa là thi 5 môn (nếu môn tự chọn thứ 4 là một trong hai môn Lý hoặc Hoá); xét tuyển ngành thi khối A1 thì chỉ thi 4 môn (môn tự chọn là môn Lý); xét tuyển ngành chọn khối B phải thi 5 môn (nếu môn tự chọn thứ 4 là một trong hai môn Sinh hoặc Hoá); xét tuyển ngành chọn khối C phải thi 5 môn (nếu môn tự chọn thứ 4 là một trong hai môn Sử hoặc Địa); xét tuyển ngành chọn khối D phải thi 4 môn. Học sinh chọn khối D lại có lợi thế hơn cả.
+ Vì mục đích của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh vào đại học, cao đẳng là khác nhau nên việc gộp chung 2 kỳ thi thành một cần có sự nghiên cứu thật kỹ lưỡng về nội dung bài thi và mức điểm chuẩn. Cần phải công bố rõ mức phân hoá trong đề thi như thế nào và điểm tối thiểu mà học sinh cần đạt để được công nhận tốt nghiệp cũng như đủ tiêu chuẩn để tuyển vào trường đại học.
+ Chọn phương án 1 thì mới có thể tiến hành trong năm 2015
+ Theo một số giáo viên, nên bỏ kì thi TNTHPT, xét tốt nghiệp THPT dựa trên điểm tổng kết của các môn học trong năm học lớp 12. Kì thi Đại học vẫn được giữ thi đề chung như hiện nay, để tránh tình trạng các trường Đại học tự ra đề không đúng chương trình học sinh học ở bậc Phổ thông dẫn đến hiện tượng học sinh đua nhau học thêm tràn lan.
II. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC KỲ THI
1. Coi thi, chấm thi
a) Địa điểm tổ chức thi:
- Số ý kiến đồng tình với dự thảo/tổng số ý kiến trả lời: 75.598/83.076, tỷ lệ 91%
- Ý kiến khác:
+ Vì địa điểm thi tổ chức ở nhiều nơi nên khó khăn trong việc cử cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra. Điều này tạo ra nhiều nhược điểm và chưa đảm bảo sự công bằng, khách quan nếu xảy ra tiêu cực trong thi cử.
+ Việc bố trí thành cụm thi theo địa bàn để đảm bảo tính trung thực và nghiêm túc cho kỳ thi, tuy nhiên cần tránh gây nặng nề và không thuận lợi cho giáo viên khi phải di chuyển đến những địa bàn xa để coi thi.
b) Địa điểm chấm thi: Thành lập các cụm chấm thi theo vùng, miền.
- Số ý kiến đồng tình với dự thảo/tổng số ý kiến trả lời: 69.235/82.035, tỷ lệ 84%
- Ý kiến khác:
+ Điều này có thể làm tăng kinh phí cho việc tổ chức chấm thi vì phải trả thêm chi phí cho việc di chuyển của cán bộ, giáo viên và lo thêm việc ăn uống, chỗ nghỉ cho cán bộ, giáo viên.
+ Vì kết quả thi được dùng cho cả kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng trên cả nước nên đòi hỏi cần có sự đánh giá đều tay giữa các cụm chấm, đảm bảo tính công bằng cho mọi thí sinh, nhất là những bài thi môn Xã hội (Văn, Sử, Địa, ... ).
c) Hội đồng coi thi, Hội đồng chấm thi:
- Số ý kiến đồng tình với dự thảo/tổng số ý kiến trả lời: 76.388/82.375, tỷ lệ 93%
- Ý kiến góp ý:
Cần tăng cường lực lượng thanh tra chấm thi, có thanh tra chéo giữa các cụm.
2. Đề thi
- Số ý kiến đồng tình với dự thảo/tổng số ý kiến trả lời: 76.902/82.351, tỷ lệ 93%
- Ý kiến khác:
Với hình thức ra đề như hiện nay thì đã là khó cho các em. Nếu trong một bài thi mà có sự liên hệ nhiều môn thì các thầy cô giáo phải dạy cho các em trước đã, đồng thời đòi hỏi người chấm bài là các thầy cô giáo phải am hiểu nhiều hơn về các môn khác.
3. Hình thức thi và thời gian làm bài thi
- Số ý kiến đồng tình với dự thảo/tổng số ý kiến trả lời: 74.501/82.657, tỷ lệ 90%
- Ý kiến khác:
+ Hiện nay chúng ta chủ trương đổi mới và giảm tải chương trình. Vì thế thời gian thi như trên là áp dụng cho thi đại học. Nếu gộp 2 kì thi làm một thì thời gian cũng nên giảm.
+ Đối với các môn Lịch sử và địa lí thì thời gian 180 phút là quá dài, nên còn 120 phút
4. Môn thi (có 3 phương án)
4.1. Thi theo môn - Phương án 1
- Số ý kiến đồng tình với phương án 1/tổng số ý kiến trả lời: 70.591/81.824, tỷ lệ 86%
- Thời gian phù hợp để áp dụng phương án 1:
+ Năm 2015: Số ý kiến đồng tình/tổng số ý kiến trả lời: 56.554/76.674, tỷ lệ 74%
+ Năm 2016: Số ý kiến đồng tình/tổng số ý kiến trả lời: 10.588/70.995, tỷ lệ 15%
+ Năm 2017: Số ý kiến đồng tình/tổng số ý kiến trả lời: 3.840/44.394/, tỷ lệ 9%
+ Sau năm 2017: Số ý kiến đồng tình/tổng số ý kiến trả lời: 5.770/39.100, tỷ lệ 15%
- Ý kiến khác:
Vì đổi mới cách thi và ra đề, nên học sinh cũng cần đổi mới cách học, thầy cô cũng cần đổi mới cách dạy. Vì thế cần phải có một lộ trình cụ thể và rõ ràng và công khai với toàn dân để tạo sự đồng thuận. Tránh vội vàng, chủ quan có thể dẫn tới sai lầm.
4.2. Thi theo bài - Phương án 2
- Số ý kiến đồng tình với phương án 2/tổng số ý kiến trả lời: 12.647/54.293, tỷ lệ 23%
- Thời gian phù hợp để áp dụng phương án 2:
+ Năm 2015: Số ý kiến đồng tình/tổng số ý kiến trả lời: 5.308/30.166, tỷ lệ 18%
+ Năm 2016: Số ý kiến đồng tình/tổng số ý kiến trả lời: 8.206/35.526, tỷ lệ 23%
+ Năm 2017: Số ý kiến đồng tình/tổng số ý kiến trả lời: 3.777/25.827 tỷ lệ 15%
+ Sau năm 2017: Số ý kiến đồng tình/tổng số ý kiến trả lời: 2.119/27.203, tỷ lệ 8%
- Ý kiến khác:
+ Đây không phải là bài mà vẫn gồm 3 môn đơn + 1 bài tổng hợp; cần có lộ trình thích hợp.
+ Hình thức và thời gian làm bài thi cần thay đổi phụ thuộc vào các phương án thi khác nhau. Một só môn không cần thời gian nhiều quá.
+ Nên giảm tỷ lệ thi trắc nghiệm. Riêng Ngoại Ngữ phải có phần viết, tiến tới có đủ 4 kỹ năng. Các môn tự nhiên kết hợp nhiều dạng trắc nghiệm khác nhau, như điền chỗ trống kết hợp chọn phương án đúng nhất. Ví dụ nhưu bài thi SAT của Mỹ và EGE của Nga. Như vậy chấm thi mới khách quan được.
4.3. Thi theo bài - Phương án 3
- Số ý kiến đồng tình với phương án 3/tổng số ý kiến trả lời: 7.443/44.001, tỷ lệ 17%
- Thời gian phù hợp để áp dụng phương án 3:
+ Năm 2015: Số ý kiến đồng tình/tổng số ý kiến trả lời: 3.121/21.168, tỷ lệ 15%
+ Năm 2016: Số ý kiến đồng tình/tổng số ý kiến trả lời: 1.817/58.828, tỷ lệ 3%
+ Năm 2017: Số ý kiến đồng tình/tổng số ý kiến trả lời: 5.124/22.601, tỷ lệ 23%
+ Sau năm 2017: Số ý kiến đồng tình/tổng số ý kiến trả lời: 4.571/28.282, tỷ lệ 16%
- Ý kiến khác:
+ Phương án 3 dàn trải, đòi hỏi học sinh phải tổng hợp kiến thức mình đã học ở tất cả các môn nên sẽ là gánh nặng bài vở cho học sinh; trong khi đó không phân cấp được trình độ của học sinh.
+ Quá rắc rối, sau cùng sẽ phải mở hội đồng chấm tất cả các môn học trong chương trình.
4.4. Đối với môn Ngoại ngữ
- Số ý kiến đồng tình với dự thảo/tổng số ý kiến trả lời: 68.659/81.108, tỷ lệ 85%
- Ý kiến khác:
Một là, không nên quá tôn sùng Ngoại ngữ và đảm bảo chương trình Ngoại ngữ đại trà ở bậc PT dẫn đến tệ sùng bái. Hai là, mọi học sinh lớp 12 đều bình đẳng trước lựa chọn.
4.5. Đối với thí sinh đã hoàn thành chương trình THPT từ năm 2014 về trước, được tham dự Kỳ thi để sử dụng kết quả vào xét công nhận tốt nghiệp (đối với những thí sinh chưa tốt nghiệp) và tuyển sinh vào ĐH, CĐ.
- Số ý kiến đồng tình với dự thảo/tổng số ý kiến trả lời: 75.083/80.774, tỷ lệ 93%
- Ý kiến khác: Có thể tổ chức hình thức khác để tuyển sinh vào đại học, cao đẳng đối tượng đã tốt nghiệp TNPT từ 2014 trở về trước (tránh trường hợp HS phải thi THPT quốc gia đến 02 lần).
5. Sử dụng kết quả thi
Điểm thi của thí sinh trong Kỳ thi THPT quốc gia được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, CĐ, Trung cấp chuyên nghiệp. Như vậy, học sinh sẽ thi quốc gia trước, đăng ký vào học ở ngành và trường ĐH, CĐ sau khi đã có kết quả thi quốc gia.
- Số ý kiến đồng tình với dự thảo/tổng số ý kiến trả lời: 73.625/82.257, tỷ lệ 90%
- Ý kiến khác:
Điều này sẽ tạo sự không công bằng và thiếu sự khách quan trong quá trình xét tuyển đại học, cao đẳng. Hay nói khác đi là các em học sinh sẽ bị áp lực hơn bởi nếu như vậy sẽ làm tăng tỉ lệ chọi. Cánh cổng đại học sẽ là mơ ước với những em có sức học khá. Vì thế sẽ công bằng hơn nếu như các em vẫn được đăng ký trước ngành dự tuyển vào đại học như mọi năm
5.1. Xét công nhận tốt nghiệp
- Số ý kiến đồng tình với dự thảo/tổng số ý kiến trả lời: 74.301/80.403, tỷ lệ 92%
- Ý kiến khác:
Điều này không cần thiết. Vì mỗi năm chỉ nên tổ chức một kì thi chung. Nếu làm vậy các em học sinh sẽ cảm thấy mình giống như được cứu vớt. Điều này cũng là không công bằng đối với những em học hành nghiêm túc.
5.2. Tuyển sinh ĐH, CĐ
Việc tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ:
a) Các trường ĐH, CĐ phải công bố thông tin về tuyển sinh trước Kỳ thi quốc gia 6 tháng trên Website của trường và Cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT.
Thông tin về tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ phải nêu rõ phương thức tuyển sinh, trong đó cần chỉ rõ hình thức và mức độ sử dụng kết quả Kỳ thi THPT quốc gia trong việc tuyển sinh vào trường theo từng ngành học để học sinh biết và đăng ký thi.
- Số ý kiến đồng tình với dự thảo/tổng số ý kiến trả lời: 75.229/81.691, tỷ lệ 92%
- Ý kiến khác:
Đề nghị các trường ĐH, CĐ phải công bố thông tin về tuyển sinh trước Kỳ thi THPT quốc gia 8 tháng trên Website của trường và Cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT. Học sinh phải đăng ký ngành dự tuyển trước 3 tháng của kỳ thi.
b) Các trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả Kỳ thi THPT quốc gia để tuyển sinh:
- Số ý kiến đồng tình với dự thảo/tổng số ý kiến trả lời: 68.794/79.451, tỷ lệ 87%
- Ý kiến khác:
Hình thức kiểm tra năng lực chỉ nên áp dụng với các ngành thi năng khiếu, hội họa, kiến trúc. Không nên cho các trường áp dụng đại trà các hình thức này vì dễ nảy sinh tiêu cực.
c) Các trường ĐH, CĐ không sử dụng kết quả Kỳ thi THPT quốc gia để tuyển sinh:
- Số ý kiến đồng tình với dự thảo/tổng số ý kiến trả lời: 33.032/56.194, tỷ lệ 59%
- Ý kiến khác: Nên áp dụng một phương án thống nhất cho tất cả các trường ĐH, CĐ trong cả nước.
III. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI ĐỂ THỰC HIỆN “PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA”
- Khi thực hiện đổi mới phương án thi cần làm tốt công tác truyền thông, phổ biến rộng rãi cho cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh trên toàn quốc nắm vững phương án mới.
- Bộ GDĐT công bố phương án thi ngay từ đầu năm học để học sinh và giáo viên có hình thức giảng dạy và học tập phù hợp.
- Phương án 1 khả thi nhất, nhưng sẽ khó khăn cho các trường CĐ-ĐH khi tuyển sinh, lo ngại không đảm bảo chất lượng đầu vào, cần có phương án phụ dành cho ĐH, CĐ, không phải chỉ thay đổi ở bậc THPT là xong. Các trường CĐ, ĐH cần xin ý kiến Bộ GDĐT và công bố sớm phương án tuyển sinh từ đầu năm học 2014-2015. Có tiêu chí xét tuyển ở từng loại trường, quy chế thi, xét tuyển của trường CĐ, ĐH trước 6 tháng.
- Soạn lại Bộ sách GK cấp THPT có nội dung học sinh có thể sử dụng để học. Thay thế sách GK phù hợp với nội dung phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia.
- Hướng dẫn chi tiết về những đổi mới chương trình giảng dạy, nội dung giảng dạy và yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng để học sinh nắm bắt và ôn tập.
- Ba phương án thi được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra lấy ý kiến, thể hiện ba cấp độ phát triển trong quá trình tổ chức một kỳ thi tích hợp. Nếu áp dụng ngay trong năm 2015 thì nên sử dụng phương án 1 (thi theo môn); vì phương án này tương đối giống so với hình thức thi của năm 2014, chỉ khác một điểm là thí sinh phải thi môn Ngoại ngữ bắt buộc. Việc áp dụng phương án 1 sẽ không gây áp lực tâm lý cho học sinh.
- Năm 2016 có thể triển khai phương án 2, phương án này về cơ bản giống phương án 1, chỉ khác là không thi riêng từng môn mà thi thành bài tổng hợp, thí sinh lựa chọn một trong hai bài thi Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội. Phương án 3 nên được áp dụng vào năm 2017, khi việc dạy và học cũng như công tác chuẩn bị cho việc áp dụng hình thức này đã được chuẩn bị kỹ lưỡng.
Đồng thời, để tránh học tủ, học lệch, nên tổ chức cho học sinh thi cả 5 bài bắt buộc là: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội, thay vì 4 bài như phương án 2 (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một bài tự chọn là Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội) vì dù học tại bất cứ trường đại học nào hay chuyên ngành nào, học sinh cũng đều cần các kiến thức nền tảng của các môn Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội, nên việc áp dụng thi cả hai bài thi này với học sinh phổ thông là phù hợp.
- Về đề thi, hiện nay vẫn còn hiện tượng thiếu công bằng trong giáo dục, các em học ở các trường vùng sâu, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn chưa có điều kiện tiếp cận nhiều với những đề thi được xây dựng theo hướng đánh giá năng lực người học, tăng dần các câu hỏi ở mức độ vận dụng như các em học ở trường thành phố, trường chuyên. Nên dù Bộ GDĐT đảm nhiệm việc tổ chức ra đề thi hay Trung tâm đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông quốc gia đảm nhận thì cũng phải xây dựng ngân hàng đề thi và công khai ngân hàng đề thi trên phương tiện thông tin chính thống cho mọi đối tượng học sinh được biết nhằm đảm bảo công bằng giữa học sinh lớp thường và lớp chuyên.
- Xây dựng bộ đề thi, ngân hàng đề thi có chất lượng tốt.
- Tập huấn cho giáo viên; tổ chức thi thử cho học sinh làm quen.
- Cần có công tác tổ chức chu đáo vì đây là kỳ thi thời gian khá dài, trên diện rộng và huy động lực lượng lớn, cần có sự phối hợp chặt của nhiều ngành, bộ phận,…
- Tiếp tục tổ chức hội thảo với sự tham gia của các chuyên gia giáo dục, chuyên gia quản lý giáo dục.
- Cần phân cụm thi phù hợp, xây dựng kế hoạch và địa điểm tổ chức thi và cán bộ coi thi, chấm thi… ra đề thi phù hợp.
- Cần tổng hợp nhu cầu các trường đại học về đề án tuyển sinh riêng trên cơ sở đó có phương án tốt nhất.
- Định hướng cho giáo viên và học sinh THPT. Học hỏi kinh nghiệm ra đề và tổ chức thi của các nước đi trước. Các trường Đại học, Cao đẳng cần có phương án để tiến hành tuyển sinh theo cách mới.
- Sau năm học 2014 – 2015 tiếp tục thu thập ý kiến đóng góp, chỉnh sửa các phương án thi với đích đến là thuận lợi cho học sinh nhất và đáp ứng được yêu cầu đổi mới mà Nghị quyết 29 đã đề ra.
- Các trường cao đẳng, đại học cần sớm xây dựng phương án tuyển sinh của mình trình Bộ GDĐT xem xét để phổ biến sớm cho học sinh.
- Triển khai từng bước theo đúng lộ trình, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến toàn bộ giáo viên, học sinh. Chuẩn bị tốt tâm lý cho các bậc phụ huynh, học sinh, giáo viên khi áp dụng phương án tổ chức kỳ thi mới. Các khâu ra đề thi, coi thi, chấm thi, tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên cần có sự nỗ lực chuẩn bị tốt.
- Chuẩn bị nhân lực, vật lực cần thiết để triển khai phương án, xem xét các phương án về hình thức thi để đưa ra hình thức phù hợp nhất, khả thi nhất.
- Cần có thêm thời gian và tổ chức thu thập ý kiến các chuyên gia và xã hội.
- Cần có kế hoạch xây dựng đề thi, việc ra đề thi phải hết sức chất lượng, thi nghiêm như thi ba chung thời gian qua rất hiệu quả.
Nơi nhận:
- Ban Cán sự Đảng Bộ GDĐT (B/c);
- Bộ trưởng và các thứ trưởng (B/c);
- UVBCH CĐGD Việt Nam;
- Các ban, VP2 CĐGD VN;
- Lưu VT, Ban TG - NC.
|
TM. BAN THƯỜNG VỤ
PHÓ CHỦ TỊCH
(đã ký)
Nguyễn Thị Bích Hợp
|
DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ GỬI BÁO CÁO VỀ ViỆC GÓP Ý DỰ THẢO
PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC KỲ THI THPT QUỐC GIA
(Gửi đúng thời hạn quy định)
TT
|
TÊN ĐƠN VỊ
|
Số CB, NG NLĐ
(Theo số liệu BC của các đơn vị NH 2013-2014)
|
Số ý kiến góp ý
|
|
|
|
|
CĐ KHỐI TRỰC THUỘC
|
|
|
|
1
|
CĐ ĐH Quốc gia Hà Nội
|
3399
|
|
|
2
|
CĐ ĐH Quốc gia TP. HCM
|
5274
|
625
|
|
3
|
CĐ ĐH Huế
|
3801
|
510
|
|
4
|
CĐ ĐH Thái Nguyên
|
4305
|
|
|
5
|
CĐ ĐH Đà Nẵng
|
2429
|
292
|
|
6
|
CĐ Cơ quan Bộ GD&ĐT
|
|
|
|
7
|
CĐ NXB Giáo dục Việt Nam
|
937
|
|
|
8
|
CĐ Học viện Quản lý Giáo dục
|
209
|
|
|
9
|
CĐ Tr. ĐHSP Nghệ thuật TƯ
|
339
|
|
|
10
|
CĐ Viện KHGD Việt Nam
|
471
|
|
|
11
|
CĐ Báo Giáo dục và Thời đại
|
64
|
|
|
12
|
CĐ Viện NC TK trường học
|
70
|
|
|
13
|
CĐ Tr. ĐHDL Phương Đông
|
|
|
|
14
|
CĐ TT Hỗ trợ ĐT & CƯNL
|
31
|
|
|
15
|
CĐ Tạp chí Giáo dục
|
17
|
16
|
|
16
|
CĐ Tr. ĐH Thăng Long
|
|
|
|
17
|
CĐ Viện ĐH Mở Hà Nội
|
352
|
352
|
|
18
|
CĐ Tr. ĐH Bách khoa Hà Nội
|
2068
|
336
|
|
19
|
CĐ Tr. ĐH Xây dựng
|
1056
|
|
|
20
|
CĐ Tr. ĐH Kinh tế Quốc dân
|
1324
|
|
|
21
|
CĐ Tr. ĐH Giao thông Vận tải
|
1167
|
|
|
22
|
CĐ tr. ĐH Nông Nghiệp HN
|
1341
|
|
|
23
|
CĐ Tr. ĐH Hà Nội
|
610
|
|
|
24
|
CĐ Tr. ĐHSP Hà Nội
|
1374
|
1127
|
|
25
|
CĐ Tr. ĐHSP Hà NộI II
|
569
|
|
|
26
|
CĐ Tr. ĐH Ngoại thương
|
736
|
|
|
27
|
CĐ Tr. ĐH Mỏ Địa chất
|
979
|
|
|
28
|
CĐ Tr. ĐH Thương mại
|
652
|
559
|
|
29
|
CĐ Tr. ĐH Mỹ thuật CN
|
188
|
116
|
|
30
|
CĐ tr. ĐHDL Đông Đô
|
|
|
|
31
|
CĐ Tr.ĐH Kinh doanh &CN
|
|
|
|
32
|
CĐ Tr. CĐSP Trung ương
|
576
|
|
|
33
|
CĐ Tr. DBĐHDT TƯ Việt Trì
|
113
|
111
|
|
34
|
CĐ tr. DBĐHDT Sầm Sơn
|
193
|
|
|
35
|
CĐ tr. ĐH Lạc Hồng
|
544
|
541
|
|
36
|
CĐ Tr. ĐHSPTDTT Hà Nội
|
240
|
|
|
37
|
CĐ Tr. Hữu nghị T78
|
131
|
|
|
38
|
CĐ Trường Hữu nghị 80
|
162
|
95
|
|
39
|
CĐ Tr. ĐHSP KT Hưng Yên
|
635
|
30
|
|
40
|
CĐ tr. ĐH Đồng Tháp
|
578
|
|
|
41
|
CĐ KS Hoa Phượng Đỏ
|
29
|
|
|
42
|
CĐ Tr. ĐH Bà Rịa Vũng Tàu
|
219
|
|
|
43
|
CĐ Tr. ĐH Tây Bắc
|
512
|
512
|
|
44
|
CĐ tr. ĐHDL Lương Thế Vinh
|
114
|
|
|
45
|
CĐ Tr. ĐH Vinh
|
1010
|
|
|
46
|
CĐ Tr ĐH Quy Nhơn
|
849
|
|
|
47
|
CĐ Tr. ĐH Tây Nguyên
|
734
|
13
|
|
48
|
CĐ Tr.DBĐHDTTƯ Nha Trang
|
90
|
88
|
|
49
|
CĐ Tr. CĐSPTƯ Nha Trang
|
171
|
|
|
50
|
CĐ Tr. ĐH Nha Trang
|
648
|
|
|
51
|
CĐ Tr. ĐH Đà Lạt
|
512
|
|
|
52
|
CĐ Tr. PT Vùng cao Việt Bắc
|
250
|
|
|
53
|
CĐ Tr. ĐH Cần Thơ
|
2042
|
303
|
|
54
|
CĐ Tr. ĐH Quốc tế Bắc Hà
|
|
|
|
55
|
CĐ Tr.ĐHTTCN&QL Hữu nghị
|
|
|
|
56
|
CĐ Tr. ĐH Thành Tây
|
|
|
|
57
|
CĐ Tr. ĐH Công nghệ Đông Á
|
158
|
|
|
58
|
CĐ Tr. ĐH Đại Nam
|
|
|
|
59
|
CĐ Tr. ĐH KH&CN Hà Nội
|
|
|
|
60
|
CĐ Tr. ĐH Phan Thiết
|
|
|
|
TT
|
CĐ KHỐI TỈNH - TP
|
Số CB, NG NLĐ
khối trực thuộc
|
Số ý kiến
góp ý
|
1
|
CĐGD TP Hà Nội
|
14468
|
4968
|
2
|
CĐGD TP Hồ Chí Minh
|
22267
|
4523
|
3
|
CĐGD TP Hải Phòng
|
|
|
4
|
CĐGD TP Đà Nẵng
|
|
|
5
|
CĐGD TP Cần Thơ
|
3008
|
4468
|
6
|
CĐGD tỉnh An Giang
|
|
|
7
|
CĐGD tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
|
|
|
8
|
CĐGD tỉnh Bạc Liêu
|
|
1462
|
9
|
CĐGD tỉnh Bắc Cạn
|
|
|
10
|
CĐGD tỉnh Bắc Giang
|
|
|
11
|
CĐGD tỉnh Bắc Ninh
|
|
2725
|
12
|
CĐGD tỉnh Bình Dương
|
|
|
13
|
CĐGD tỉnh Bình Định
|
|
2808
|
14
|
CĐGD tỉnh Bình Phước
|
|
855
|
15
|
CĐGD tỉnh Bình Thuận
|
|
|
16
|
CĐGD tỉnh Bến Tre
|
|
|
17
|
CĐGD tỉnh Cà Mau
|
|
|
18
|
CĐGD tỉnh Cao Bằng
|
|
1856
|
19
|
CĐGD tỉnh Đăk Lắc
|
|
|
20
|
CĐGD tỉnh Đăk Nông
|
|
|
21
|
CĐGD tỉnh Điện Biên
|
|
1344
|
22
|
CĐGD tỉnh Đồng Nai
|
|
|
23
|
CĐGD tỉnh Đồng Tháp
|
|
|
24
|
CĐGD tỉnh Gia Lai
|
|
|
25
|
CĐGD tỉnh Hà Nam
|
1850
|
1576
|
26
|
CĐGD tỉnh Hà Tĩnh
|
|
|
27
|
CĐGD tỉnh Hà Giang
|
|
1895
|
28
|
CĐGD tỉnh Hậu Giang
|
|
|
29
|
CĐGD tỉnh Hải Dương
|
|
|
30
|
CĐGD tỉnh Hòa Bình
|
2831
|
22719
(lấy ý kiến của CB, NG, NLĐ toàn tỉnh)
|
31
|
CĐGD tỉnh Hưng Yên
|
|
|
32
|
CĐGD tỉnh Khánh Hòa
|
|
|
33
|
CĐGD tỉnh Kiên Giang
|
|
|
34
|
CĐGD tỉnh Kon Tum
|
|
|
35
|
CĐGD tỉnh Lai Châu
|
|
|
36
|
CĐGD tỉnh Lâm Đồng
|
|
2885
|
37
|
CĐGD tỉnh Lạng Sơn
|
|
|
38
|
CĐGD tỉnh Lào Cai
|
|
|
39
|
CĐGD tỉnh Long An
|
|
|
40
|
CĐGD tỉnh Nam Định
|
|
|
41
|
CĐGD tỉnh Nghệ An
|
|
8362
|
42
|
CĐGD tỉnh Ninh Bình
|
2108
|
|
43
|
CĐGD tỉnh Ninh Thuận
|
|
1650
|
44
|
CĐGD tỉnh Phú Thọ
|
|
|
45
|
CĐGD tỉnh Phú Yên
|
|
|
46
|
CĐGD tỉnh Quảng Bình
|
|
2515
|
47
|
CĐGD tỉnh Quảng Nam
|
|
|
48
|
CĐGD tỉnh Quảng Ngãi
|
|
|
49
|
CĐGD tỉnh Quảng Ninh
|
|
|
50
|
CĐGD tỉnh Quảng Trị
|
|
|
51
|
CĐGD tỉnh Sóc Trăng
|
|
|
52
|
CĐGD tỉnh Sơn La
|
|
|
53
|
CĐGD tỉnh Tây Ninh
|
|
|
54
|
CĐGD tỉnh Thái Bình
|
|
|
55
|
CĐGD tỉnh Thái Nguyên
|
|
|
56
|
CĐGD tỉnh Thanh Hóa
|
|
|
57
|
CĐGD tỉnh Thừa Thiên Huế
|
|
3686
|
58
|
CĐGD tỉnh Tiền Giang
|
|
2372
|
59
|
CĐGD tỉnh Trà Vinh
|
|
1379
|
60
|
CĐGD tỉnh Tuyên Quang
|
|
|
61
|
CĐGD tỉnh Vĩnh Long
|
|
|
62
|
CĐGD tỉnh Vĩnh Phúc
|
|
|
63
|
CĐGD tỉnh Yên Bái
|
|
|