Báo cáo kết quả thăm dò ý kiến dự thảo
(13:37, 15/04/2014)
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VIỆT NAM
 
Số: 11/BC-CĐN
   CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự  do - Hạnh phúc
        
             Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2014

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ THĂM DÒ Ý KIẾN DỰ THẢO
“MỘT SỐ ĐIỀU CHỈNH PHƯƠNG ÁN THI VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG NHỮNG NĂM TRƯỚC MẮT

 

Ngày 08/02/2014 Ban Thường vụ Công  đoàn Giáo dục Việt Nam đã ban hành công văn số 34/CĐN-TGNC đề nghị Công đoàn Giáo dục các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai việc lấy ý kiến của cán bộ, nhà giáo và người lao động các công đoàn trực thuộc góp ý dự thảo “Một số điều chỉnh phương án thi và công nhận tốt nghiệp THPT trong những năm trước mắt”, sau khi tổng hợp số liệu thu nhận được từ 191.885 ý kiến của 36 đơn vị gửi về (trong đó có 32 CĐGD tỉnh, thành phố TW và 3 đơn vị trực thuộc, 1  trường THPT Năng khiếu thuộc ĐHQGTp. HCM), Ban Thường vụ Công  đoàn Giáo dục Việt Nam xin báo cáo kết quả cụ thể như sau:

          I. Nội dung dự thảo

1. Miễn thi tốt nghiệp

a. Số ý kiến đồng tình với dự thảo/tổng số ý kiến trả lời: 143.931/191.885, tỷ lệ 75%.

          b. Ý kiến góp ý khác:

+ Thi 02 môn bắt buộc Toán, Ngữ văn 02 môn còn lại do bộ chọn trong số môn còn lại.

+ Nên cụ thể các tiêu chí được miễn thi theo định lượng để dễ dàng thực hiện, tránh mỗi tỉnh, mỗi nơi làm 1 kiểu đồng thời tạo sự công bằng khách quan trong việc xét miễn giảm. Ngoài ra các thí sinh trong diện miễn thi có thể đăng ký để xét loại tốt nghiệp theo quy định.

+ Để tránh tiêu cực trong quá trình đánh giá xếp loại học lực, hạnh kiểm cho học sinh, nếu học sinh có học lực khá trở lên, có đủ kiến thức thi ĐH,CĐ đương nhiên việc thi tốt ngiệp là không khó.

         + Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh trong 3 năm học THPT (kết quả một năm hay 03 năm; đạt loại nào thì được miễn thi); 

+ Kết quả các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp (Học sinh giỏi văn hóa; HSG giải Toán trên máy tính cấm tay; HSG giải Toán, Tiếng Anh trên Internet... Đạt giải cấp trường, cấp tỉnh hay cấp quốc gia; Đạt giải nào thì được miễn thi);

+ Kết quả các kỳ thi sáng tạo khoa học-kỹ thuật, các cuộc thi trí tuệ dành cho học sinh THPT được tổ chức ở cấp quốc gia, quốc tế (đạt giải nào thì được miễn thi)

+ Chỉ nên áp dụng sau 5 năm nữa vì cần có lộ trình và phương án rõ rệt hơn.

+ Đề nghị tăng tỉ lệ miễn thi cho các TP lớn lên 25%.

+ Nếu miễn thi thì chỉ xét miễn thi cho các trường hợp HS có kết quả tốt trong kỳ thi HSG cấp TP, các kỳ thi sáng tạo KHKT.

+ Chỉ miễn cho HS giỏi thi Quốc gia, quốc tế.

+ Không miễn thi TN, nên thi TN.

+ Bỏ thi tốt nghiệp THPT luôn chỉ thi đại học thôi.

          2. Thi tốt nghiệp

a) Môn thi:

- Số ý kiến đồng tình với phương án 1/tổng số ý kiến trả lời: 153.208/191.885/,  tỷ lệ 79.8%.

          - Số ý kiến đồng tình với phương án 2/tổng số ý kiến trả lời: 31.793/191.885, tỷ lệ 16.6%.

- Ý kiến góp ý khác:

+ 2 môn tự chọn thì phải do học sinh tự chọn.

+ Đưa môn ngoại ngữ vào tự chọn.

+ Sau năm 2015, ngoài 02 môn thi bắt buộc (Văn, Toán) đề nghị có thêm

môn ngoại ngữ (bắt buộc) và 01 môn tự chọn thuộc môn KHTN. Để đáp ứng đề án dạy học ngoại ngữ của Bộ và nhu cầu hội nhập.

+ Với phương án 1 thì Kỳ thi TN THPT NH 2013-2014 nên là 02 môn bắt

buộc, những năm tiếp thì HS chọn để trường có phương án dạy phù hợp từ đầu năm học.

+ 2 môn tự chọn thực hiện theo Phương án khi đã có phân ban.

+ Nếu chưa phân ban thi phải cho thi tự luận 2 môn Văn, Toán và 2 môn còn lại là tự luận (Địa hoặc Sử) và 01 môn trắc nghiệm để tránh trường hợp HS loại bỏ môn Sử và Địa.

+ Thi bắt buộc 2 môn văn và toán. Đối với 2 môn tự chọn thì nên chọn 1 môn TN và 1 môn XH để tránh tình trạng học sinh học lệch.

+ 03 môn thi bắt buộc nên có các môn: Toán, Ngữ văn, Ngoại Ngữ bới lẽ Việt Nam ta đang trong quá trình CNH, HĐH đất nước rất cần những tri thức trẻ thông thạo ngoại ngữ nếu không thi ngoại ngữ thì chỉ có em nào thi Đại học có môn ngoại ngữ mới chú trọng học môn này và không khuyến khích được các em khác học ngoại ngữ, vô hình chung các Đề án ngoại ngữ  của chúng ta bấy lâu nay rất lãng phí...

+ Còn có những băn khoăn đó là nên chăng đưa môn Ngoại ngữ thành môn tự chọn. Bởi nếu Ngoại ngữ chỉ lấy điểm khuyến khích sẽ không khác nhiều môn thi nghề khác để học sinh học lấy điểm cộng thi tốt nghiệp.

b) Hình thức thi:

- Số ý kiến đồng tình với dự thảo/tổng số ý kiến trả lời: 177.105/191.885 , tỷ lệ 92.3%.

          - Ý kiến góp ý khác:

+ Môn Anh văn thi trắc nghiệm toàn bộ.

+ Môn Toán và Văn, Sử, Địa thi tự luận.

+ Môn Hóa, Sinh, Lí, Anh Văn thi trắc nghiệm.

+ Môn Ngoại ngữ sử dụng hình thức viết lại câu không thay đổi nghĩa thay cho viết luận

+ Môn thi Hóa, Vật lý thi tự chọn.

c) Thời gian làm bài thi:

- Số ý kiến đồng tình với dự thảo/tổng số ý kiến trả lời: 175.623/191.885 , tỷ lệ 91.5%

          - Ý kiến góp ý khác:

+ Môn Sử, Địa với thời gian 90 phút.

+ Môn Hóa, Sinh, Lí, Anh Văn với thời gian 60 phút.

+ Môn Toán và Ngữ văn thời gian làm bài thi 120 phút, thời gian làm bài Lịch sử 60 phút.

+ (Điểm thi hệ số 2 + ĐTB các môn): 3

+ (Điểm thi + ĐTB môn cả năm): 2

+ Nên xét như cũ vì thep phương án mới cộng điểm trung bình cả năm

vào điểm bài thi dễ dẫn đến tiêu cực ở các trường, các địa phương.

+ Điểm TB chưa đánh giá chính xác hoàn toàn năng lực HS nếu việc quản

lý không chặt chẽ.

        + Điểm xét tốt nghiệp = (ĐTB các bài thi + ĐTB cả năm 3 năm học.

THPT):2 + (Tổng điểm khuyến khích (nếu có): số bài thi.

        + Chỉ xét điểm thi không cộng ĐTB cả năm vì sẽ phát sinh tiêu cực ở một

số trường THPT.

        + Trung bình các môn thi, Văn và Toán hệ số 2.

        + Không lấy điểm TB các môn để xét TN, chỉ lấy điểm thi các môn TN.

        + Xét tốt nghiệp theo kết quả học 3 năm THPT.

        + Điểm xét tốt nghiệp = (ĐTB các bài thi + ĐTB lớp 12):.3 + (Tổng điểm

khuyến khích (nếu có): số bài thi.

+ Điểm xếp loại = (ĐTB các bài thi + ĐTB lớp 12):.3

d) Công nhận và xếp loại tốt nghiệp

        - Số ý kiến đồng tình với dự thảo/tổng số ý kiến trả lời: 169.579/191.885, tỷ lệ 88.4%.

- Ý kiến góp ý khác:

        + Điểm trung bình các bài thi nên tính hệ số 2.

        + Nên khống chế tổng điểm khuyến khích ở mức nào cho phù hợp vì theo quy chế cũ 1 thí sinh có thể được cộng điểm khuyến khích tối đa 4 điểm + tối đa 2 điểm khuyến khích của môn ngoại ngữ theo phương án mới = 6 điểm, chia cho 4 môn thi sẽ được 1.5 điểm cộng thêm. Như vậy ảnh hưởng lớn đến kết quả của kỳ thi. Ngoài ra nên cụ thể đạt mức điểm nào thì đỗ tốt nghiệp.

        + Bộ GD-ĐT cho từng Sở GD-ĐT xây dựng tiêu chí miễn thi và nêu tỉ lệ miễn thi cho từng cơ sở giáo dục phổ thông thì làm gì có sự thống nhất, công bằng.

        + Đưa ra mức điểm thi tối đa 20% là không khả thi, không chuẩn xác cụ thể thì các Sở GD-ĐT và các trường sẽ không thực hiện được.

        + Cách xếp loại theo công thức có cộng điểm TB cả năm lớp 12 có thể xảy ra tiêu cực.

        + Có khả năng học sinh học lệch, bỏ những môn học không chọn sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu giáo dục  toàn diện học sinh.

        + Căn cứ vào quá trình rèn luyện ở trường THPT mà công nhận tốt nghiệp.

II. Thời gian đưa vào áp dụng và các công việc cần triển khai để thực hiện các điều chỉnh này

1. Thời gian đưa vào áp dụng

a) Kỳ thi tốt nghiệp năm học 2013-2014

- Số ý kiến đồng tình/tổng số ý kiến trả lời: 151.354/191.885, tỷ lệ 78.9%.

a) Kỳ thi tốt nghiệp năm học 2014-2015

- Số ý kiến đồng tình/tổng số ý kiến trả lời: 74.810/191.885, tỷ lệ 39%.

          c) Ý kiến khác:

          2. Các công việc cần triển khai để thực hiện các điều chỉnh này

- Sớm có hướng dẫn thực hiện, các tiêu chí rõ ràng, nhất là cách xếp loại tốt nghiệp.

- Cần có lộ trình rõ ràng và các phương án cần được chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi triển khai rộng khắp cả nước.

- Nên tham khảo thêm ý kiến của Phụ huynh nhằm giúp cho phương án thi tốt nghiệp THPT đạt kết quả cao nhất.

- Nên triển khai thí điểm ở một số trường trước khi áp dụng để rút kinh nghiệm.

- GVCN cần định hướng tốt cho HS trong việc lựa chọn các môn thi tự chọn.

- Đề nghị Sở GD&ĐT in rõ lịch thi của từng thí sinh lên phiếu báo dự thi

của thí sinh đó để thí sinh không nhầm lẫn ngày giờ và môn thi.

- Cho HS đăng ký môn thi tự chọn từ đầu HKII của NH vì lúc này HS đã

biết được rõ nét hơn sở trường và năng lực của mình đối với các môn học thông qua kết quả học tập ở HKI.

- Nhà trường tiến hành phân loại các môn thi tự chọn của HS để có kế

hoạch ôn tập cho HS đạt hiệu quả nhất trong thời gian ôn thi tốt nghiệp vào tháng 5.

- Vì thời gian thi Tốt nghiệp THPT vào đầu tháng 6 nên việc đưa ra quyết

định thay đổi hình thức thi đòi hỏi phải khả thi và được sự đồng tình của các nhà quản lý giáo dục, đội ngũ GV và CMHS, HS.

- Trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT NH 2013-2014 vẫn thi 6 môn bắt buộc

như cũ nhưng BGH các trường tiến hành cho các em đăng ký chọn môn thử trong NH này, sau khi có kết quả tốt nghiệp thử xem kết quả thi 4 môn (2 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn) xem tính khả thi của Phương án 1 như thế nào để có thể thay đổi hình thức thi cho NH 2014-2015.

- Việc đổi mới là cần thiết, nhưng phải giữ lại những điểm phù hợp với giáo dục Việt Nam.

- Nếu có quyết sách mới thì cần có thời gian, không nóng vội, cần để dư luận nắm rõ, cần có tính kế thừa.

- Khi có quyết định chính thức về phương án thi tốt nghiệp phải triển khai đến các trường để có kế hoạch ôn thi tốt nghiệp hợp lí.

- Phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng; nhà trường cần thông báo đến phụ huynh, học sinh để có tâm lí chuẩn bị.

- Nên mở một cổng thông tin điện tử để giải đáp thắc mắc những vấn đề liên quan đến việc thi tốt nghiệp.

- Cho HS các trường tự do chọn môn thi TN, tuyệt đối cấm các trường tự qui định môn thi tốt nghiệp cho HS của mình (chọn dùm học sinh để dễ tổ chức, ôn thi...).

- HSG cấp thành phố được miễn thi TN cần có qui định rõ ràng hơn (một số tỉnh sẽ ra đề thật dễ, HS đạt kết quả cao để được miễn thi TN).

  - Cần gấp rút hoàn thành phương án thi và công nhận tốt nghiệp THPT trong những năm trước mắt để công khai phương án trên các phương tiện thông tin đại chúng.

  - Tham gia góp ý xây dựng các phương án theo yêu cầu của Giám đốc Sở GDĐT.

  - Quán triệt các văn bản mới liên quan đến kỳ thi để thực hiện ở đơn vị.

- Nhanh chóng hoàn thiện dự thảo, đưa ra phương án thi chính thức để học sinh và phụ huynh chuẩn bị.

- Cần có chỉ đạo sớm, kịp thời để đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch ôn tập.

- Rà soát lại kết quả học lực của học sinh trong năm học đảm bảo tính chính xác, khách quan, không vì thành tích. 

- Công khai phương án thi và công nhận tốt nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các trường THPT thực hiện phương thức thi và công nhận tốt nghiệp đã được phê duyệt và tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

- Thông báo chính thức ngay từ đầu năm học 2014 – 2015 trên các kênh thông tin đại chúng để tránh gây hoang man cho phụ huynh, học sinh, giáo viên,...

- Cần xây dựng lộ trình thực hiện sự thay đổi này, không nên thực hiện một cách đột ngột, bất ngờ.

- Ở những năm sau, nên đưa ra phương án thi từ đầu năm học

  - Cụ thể hóa tiêu chí miễn thi; nêu rõ tỷ lệ miễn thi cho từng trường.

  - Chỉ đạo, hướng dẫn các trường THPT thực hiện phương án miễn thi đã được phê duyệt và tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

  - Cần xem lại SGK và chương trình học.

- Từng trường có hoạt động tư vấn cho học sinh. Tránh trường hợp giáo viên lôi kéo môn mình dạy.

- Tập huấn công tác quản lý thi.

- Nên sử dụng điểm môn thi để khống chế xếp loại TN.

- Biện pháp chống học lệch, dạy lệch trong nhà trường và học sinh.

         - Xây dựng bộ tiêu chí miễn thi tốt nghiệp thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

- Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần công bố phương án thi tốt nghiệp trong tháng 02/2014 hoặc đầu tháng 3/2014 để phụ huynh và học sinh lớp 12 an tâm, không lo lắng hoang mang... ảnh hưởng đến việc học tập và để các trường có kế hoạch tổ chức thực hiện.

Nơi nhận:
- Ban Cán sự Đảng Bộ GD&ĐT (B/c);
- Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển (B/c)
- UVBCH CĐGD Việt Nam;
- Các Ban, VP2 CĐGD VN;
- Lưu VT, Ban TG – NC.                                  
                                                       
TM. BAN THƯỜNG VỤ
PHÓ CHỦ TỊCH
 
 
(đã ký)
 
 
  Nguyễn Thị Bích Hợp

 

  


Các tin khác
DỰ THẢO ĐIỀU LỆ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM (BỔ SUNG, SỬA ĐỔI) ngày 03/01/2013 (24/01/2013)



  Videos  
 
Trang chủ    |    Giới thiệu    |    Tin tức    |    Chuyên đề    |    Tư vấn pháp luật    |    Văn bản    |    Email
Lượt truy cập: 18773506
Online: 1444
 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VIỆT NAM
Bản quyền thuộc về: Công đoàn Giáo dục Việt Nam

Địa chỉ: Số 2 Trịnh Hoài Đức - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: 04-3845 3118     *    Fax: 04-3843 3693
Email:   cdgdvietnam@moet.edu.vn