Nhân kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ (VSTBPN) và công đoàn Trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM đã tổ chức lễ tuyên dương các gia đình tiêu biểu năm 2012 và toạ đàm về Vai trò người phụ nữ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và xây dựng gia đình “No ấm, tiến bộ, hạnh phúc”. Về dự buổi toạ đàm, có PGS.TS Hồ Thị Lam Trà, Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Phó Ban VSTBPN ngành Giáo dục; TS. Ngô Mạnh Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Phó Ban VSTBPN; đồng chí Nguyễn Trọng Hoàn, Phó Vụ trưởng Vụ THPT, UV Ban VSTBPN; đồng chí Đào Thị Hà, CVC Vụ Tổ chức Cán bộ, Thư ký thường trực Ban VSTBPN ngành Giáo dục, cùng 20 nữ Tiến sĩ, gần một trăm CBVCLĐ trường đại học Nông lâm TP.HCM.
Buổi tọa đàm diễn ra trong không khí sôi nổi, các ý kiến tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau đây:
1. Người phụ nữ Việt Nam luôn có vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của đất nước; với những phẩm chất đạo đức cao quý: “công, dung, ngôn, hạnh”, luôn là hậu phương vững chắc của gia đình; ngày nay phụ nữ cũng đã và đang sát cánh cùng nam giới thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
2. Phụ nữ trường đại học Nông lâm TP.HCM bên cạnh những chức năng chung của người phụ nữ là chăm lo cho gia đình, nuôi dưỡng, giáo dục con cái, còn phải tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, tham gia nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, tạo ra những giá trị, sáng kiến mới góp phần đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu.
3. Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, người phụ nữ nói chung, phụ nữ trí thức trường đại học Nông lâm TP.HCM nói riêng có nhiều thuận lợi để phát triển nhưng cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức. Người phụ nữ phải biết hài hòa giữa việc nước, việc nhà. Trong quá trình giao lưu quốc tế phụ nữ cần biết cách tránh những tác động tiêu cực, phải luôn giữ gìn những phẩm chất đạo đức truyền thống, đồng thời phải “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”.
4. Về vấn đề bình đẳng giới, chỉ khi nào có nhận thức đầy đủ về giới và những điều kiện đảm bảo bình đẳng giới người phụ nữ mới có thể tự giải phóng bản thân. Hiện nay, tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo quản lý còn thấp, số đông nữ CBVC mong muốn lãnh đạo nhà trường quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa để nữ CBVC được học tập, nâng cao trình độ và có vị trí tương xứng với tiềm năng, trí tuệ của họ.
CĐ trường Đại học Nông lâm TP. HCM