logo Tin hoạt động Tin hoạt động khác

Công đoàn giáo dục Đắk Lắk với hành trình Về nguồn Côn Đảo
(14:54, 25/04/2019)

Nhận lời mời từ Công văn số 22/CV-CĐN ngày 14/3/2019, của Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, về việc tham dự Chương trình “Về nguồn Côn Đảo”, được sự nhất trí của Đảng ủy Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk và Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Lắk, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức cho cán bộ nhà giáo đi nghiên cứu thực tế, học tập kinh nghiệm về giáo dục lý tưởng cách mạng, truyền thống lịch sử dân tộc và hoạt động công đoàn tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Ngày 17/4 đến 20/4/2019, Đoàn công tác của Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Đắk Lắk gồm 18 đồng chí là Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy ban kiểm tra và Ban Nữ công Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Đắk Lắk, do đồng chí Lưu Tiến Quang -  Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh làm trưởng đoàn, cùng đại biểu khách mời là đồng chí Trần Đình Quế - Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy khối các Cơ quan tỉnh Đắk Lắk. Về phía Công đoàn ngành Giáo dục Bà Rịa – Vũng Tàu gồm có 87 nhà giáo tiêu biểu xuất sắc và các đồng chí trong Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Công đoàn ngành, cán bộ quản lý giáo dục do đồng chí Nguyễn Minh Thu Thủy – Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu làm trưởng đoàn, đã đến viếng Đài tưởng niệm và nghĩa trang Hàng Dương nằm tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là nơi yên nghỉ của các anh hùng liệt sỹ: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Võ Thị Sáu – nữ tử tù đầu tiên tại Côn Đảo; Cố Tổng Bí thư thứ hai của Đảng Cộng sản Đông Dương Lê Hồng Phong, Liệt sỹ Nguyễn An Ninh - nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu tôn giáo và là nhà cách mạng ở đầu thế kỷ 20 trong lịch sử Việt Nam; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Huỳnh Tấn Lợi và 742 Anh hùng, liệt sĩ có danh tính hi sinh trong hai cuộc kháng chiến chông Pháp và chống Mỹ. Trong số hơn 20.000 người nằm lại Côn Đảo, chỉ còn gần 2000 nấm mộ, phần xương máu của những nhà cách mạng, các trí sĩ yêu nước đã tan biến vào đất thiêng Côn Đảo, trong đó có những nhà giáo, các học trò lỗi lạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại đây toàn đoàn đã báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm học, đồng thời đề ra phương hướng, các giải pháp để thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo.

Huyện Côn Đảo là nơi lưu dấu những gì còn lại của tinh thần hiên ngang bất khuất, kiiên trung vì lý tưởng cách mạng hào hùng, đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc của các chiến sỹ cộng sản. Đoàn công tác đã đến các nơi thực dân Pháp và Mỹ giam cầm, tra tấn và hành hình các chiến sỹ cộng sản, nơi che giấu tội ác man dợ của bọn đế quốc, thực dân qua mô tả các hình thức tra tấn thể xác các tù nhân chính trị: Trại Phú Hải nơi từng giam giữ đồng chí Tôn Đức Thắng, là trại tù cổ kính và lâu đời do thực dân Pháp xây dựng, nơi đây nổi tiếng với “Hầm xay lúa” , khu biệt giam và khu đập đá Côn Lôn. Được mệnh danh là “ Địa ngục trần gian” và trong hệ thống nhà thù hà khắc này có cấu trúc nhà tù đặc biệt, nơi được thực dân giấu kín đó chính là chuồng cọp kiểu Pháp, một cấu trúc vi phạm đến nhân quyền một cá quá trầm trọng, là nơi để giam giữ cách ly giữa các tù nhân mới được đưa ra từ đất liền nhằm mục đích tránh sự truyền đạt thông tin tình hình với các tù nhân cũ. Sau đó, trở thành nơi giam giữ các tù nhân vượt ngục nhiều lần, có các hoạt động chống phá và và bị kết án nghiêm trọng, có tên gọi Trại Phú Thọ là tâm điểm nhà tù Côn Đảo, xây dựng kiên cố ẩn giữa các tòa nhà như mê cung, để tránh các cuộc vượt ngục của tù nhân và đánh lạc hướng các đoàn thanh tra, kiểm tra về nhân quyền Quốc tế; Khu biệt lập Chuồng bò được dùng để chăn nuôi bò qua thời Pháp và Mỹ. Các tù nhân bị tra tấn bằng hình thức chăn bò và bị ngâm trong hầm phân bò. Trại Phú Bình, hay còn gọi là “Chuồng cọp kiểu Mỹ” với các dãy phòng giam nhỏ hẹpvà ẩm thấp được xây dựng vào năm 1971, nơi đây chủ yếu tra tấn tù nhân về tinh thần một cách hiểm ác và thâm độc chưa từng có trong lịch sử, là nơi nhân được tin Sài Gòn giải phóng đầu tiên trên đảo.

Đoàn đã được sự đón tiếp niềm nở và chân thành của đồng chí Phan Đắk Nam – Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Côn Đảo, đồng chí Nguyễn Văn Mạnh – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Côn Đảo. Đoàn đến thăm và giao lưu với lãnh đạo, đại diện công đoàn các trường: Trường Mầm non Tuổi Thơ và Mầm non Hướng Dương, trường Tiểu học Cao Văn Ngọc, Trung tâm GDTX huyện Côn Đảo, trường THPT Võ Thị Sáu của huyện Côn Đảo, cùng lãnh đạo và chủ tịch công đoàn cơ sở các trường của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tại trường THCS Lê Hồng Phong, ngôi trường THCS đầu tiên của huyện Côn Đảo mới vừa chia tách ra từ trường THCS -THPT Võ Thị Sáu, thành lập và xây dưng được gần một năm. Đoàn được nghe cô Vương Mỹ Lan – Hiệu trưởng trường THCS Lê Hồng Phong và lãnh đạo các trường chia sẻ về sự khó khăn, thiếu thốn của đội ngũ giáo viên, về cơ sở vật chất của trường. Đoàn được chứng kiến nghị lực, tinh thần vượt khó khăn gian khổ, chống chọi với nắng gió, giông bão, thiếu thốn về vật chất và tinh thần, nhưng vẫn luôn phát huy truyền thống của lớp cha, anh đi trước, vươn lên để dạy tốt – học tốt của thầy và trò huyện Côn Đảo. Đoàn được nghe các nhà giáo tiêu biểu và cô Nguyễn Tăng Tường Vy – Hiệu trưởng Trường THCS Văn Lương, ngôi trường trên 65 tuổi và là ngôi trường duy nhất của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân”, chia sẻ về về cảm nghĩ, niềm tự hào khi đến với Côn Đảo.

Cũng tại Côn Đảo, các thành viên có dịp gặp gỡ, chia sẻ với nhau kinh nghiệm về công tác chuyên môn, giáo dục học sinh, thi đua khen thưởng, đề tài khoa học và sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng vào thực tế công tác giảng dạy, cùng các hoạt động phong trào, công tác công đoàn, công tác chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn và người lao động.  

Hành trình “Về nguồn Côn Đảo” là hoạt động thường niên của Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giành cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc trong các hoạt động phong trào, dạy và học, Công đoàn Giáo dục Đắk Lắk thông qua Công đoàn Giáo dục tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đã rút ra được bài học kinh nghiệm về giáo dục lý tưởng cách mạng, truyền thống lịch sử dân tộc và hoạt động công đoàn. Từ đó, phát huy những mặt mạnh, khắc phục những tồn tại, yếu kếm để đưa hoạt đông cuả Công đoàn Giáo dục Đắk Lắk ngày một vững mạnh, góp phần với sự nghiệp ‘Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục” của đất nước.

Hải Hường – BTV Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Đắk Lắk.

 

  


Các tin khác
Hội nghị tập huấn công tác bình đẳng giới, Vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Giáo dục Đồng Tháp năm 2019 (22/04/2019)
Hội thao truyền thống cho CB-GV-CNV Trường Đại học Sài Gòn (18/04/2019)
Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ lần thứ 8- năm 2019 (18/04/2019)
Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW làm việc với Tiến sĩ Outhay Bannavong Bí thư thứ nhất Đại sứ quán nước CHDCND Lào (17/04/2019)
Công đoàn ngành Giáo dục Đắk Lắk phối hợp với Công ty truyền thông Big Visson tổ chức gameshow “Biệt đội phấn trắng” (17/04/2019)
Công đoàn Giáo dục Việt Nam thăm đoàn viên ngành Giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế (07/04/2019)
Phú Thọ: Tập huấn cộng tác viên truyền thông ngành Giáo dục (23/03/2019)
Công đoàn Tr ĐH Y Hà Nội đã tổ chức Hội nghị chuyên đề chào mừng kỷ niệm 109 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 (1910 – 2019) và 1979 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (15/03/2019)
Công đoàn cơ sở Trường Đại học Mở Tp.Hồ Chí Minh (OU) tham quan Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ (15/03/2019)
Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn tổ chức thi chứng chỉ Công nghệ thông tin cơ bản cho cán bộ, giáo viên (15/03/2019)



  Videos  
 
Trang chủ    |    Giới thiệu    |    Tin tức    |    Chuyên đề    |    Tư vấn pháp luật    |    Văn bản    |    Email
Lượt truy cập: 18761024
Online: 143
 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VIỆT NAM
Bản quyền thuộc về: Công đoàn Giáo dục Việt Nam

Địa chỉ: Số 2 Trịnh Hoài Đức - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: 04-3845 3118     *    Fax: 04-3843 3693
Email:   cdgdvietnam@moet.edu.vn