Bộ trưởng Phạm Vũ Luận bỏ lá phiếu đầu tiên bầu chọn
Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ GD&ĐT khóa VI nhiệm kỳ 2015 - 2020
GD&TĐ - Đây là nhấn mạnh của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận tại Đại hội Đảng bộ Bộ GD&ĐT lần thứ VI nhiệm kỳ 2015-2020 do Đảng bộ Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 6/8 tại Hà Nội.
Dự Đại hội có đồng chí Lê Mạnh Hùng - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối các cơ quan T.Ư; Về phía lãnh đạo Bộ GD&ĐT có đồng chí Phạm Vũ Luận - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng; các Thứ trưởng: Nguyễn Vinh Hiển, Bùi Văn Ga, Phạm Mạnh Hùng cùng 198 đại biểu đại diện cho 1.277 đảng viên của Đảng bộ, tiêu biểu cho trí tuệ, ý chí và niềm tin của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong toàn Đảng bộ.
Dấu ấn Đảng bộ Bộ GD&ĐT nhiệm kỳ 2010 - 2015
“Một trong những dấu ấn đặc biệt quan trọng trong nhiệm kỳ vừa qua là bằng quá trình lao động sáng tạo, với quyết tâm cao, tập trung công sức và trí tuệ toàn Đảng bộ, ý thức trách nhiệm nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách Đảng bộ Bộ GD&ĐT cùng với Ban Cán sự Đảng và lãnh đạo Bộ đã tham mưu làm rõ và sáng tỏ những vấn đề cốt lõi về chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT”.Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển
Đọc diễn văn khai mạc Đại hội, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển - Bí thư Đảng ủy Bộ GD&ĐT - nhìn nhận: Đại hội đại biểu Đảng bộ lần này là sự kiện lớn trong đời sống chính trị của Đảng bộ Bộ GD&ĐT.
Đại hội diễn ra trong lúc toàn ngành Giáo dục đang tích cực cùng với toàn Đảng, toàn dân thực hiện Nghị quyết 29 của T.Ư Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT; cùng với phong trào thi đua sôi nổi hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2010-2015, lập thành tích chào mừng đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, chào mừng Đại hội Thi đua yêu nước ngành GD lần thứ IV…
Đồng chí Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh: Một trong những dấu ấn đặc biệt quan trọng trong nhiệm kỳ vừa qua là bằng quá trình lao động sáng tạo, với quyết tâm cao, tập trung công sức và trí tuệ toàn Đảng bộ, ý thức trách nhiệm nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách; Đảng bộ Bộ GD&ĐT cùng với Ban Cán sự Đảng và lãnh đạo Bộ đã tham mưu làm rõ và sáng tỏ những vấn đề cốt lõi về chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.
Sau kết luận của Hội nghị T.Ư 7 và Nghị quyết Hội nghị T.Ư 8, khóa XI, Quốc hội, Chính phủ đã có Nghị quyết triển khai, cụ thể hóa và ngành GD đã từng bước tổ chức thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT với tinh thần quyết liệt, chắc chắn và đồng bộ.
Kết quả năm học 2014-2015 ở các bậc học, ngành học và thành công bước đầu của Kỳ thi THPT quốc gia vừa qua đã khẳng định bước đi đúng đắn, củng cố niềm tin vững chắc hơn vào những quan điểm về đổi mới GD mà Nghị quyết 29, khóa XI của T.Ư đã thông qua…
Với tinh thần làm việc nghiêm túc, theo đúng quy định Điều lệ Đảng, Đại hội đã thông qua Báo cáo chính trị đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết đại hội lần thứ V và phương hướng nhiệm vụ của Đảng bộ trong 5 năm tới (2015-2020); Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành Đảng bộ khóa V, nhiệm kỳ 2010-2015. Đại hội cũng đã nghe những bản tham luận đóng góp kinh nghiệm thực tiễn.
Tại Đại hội, đồng chí Lê Mạnh Hùng - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối các cơ quan T.Ư đánh giá Đảng ủy Bộ GD&ĐT đã coi trọng công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức; nghiêm túc tổ chức, triển khai việc quán triệt, học tập các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của Đảng ủy Khối, nhất là Nghị quyết 02 về công tác tư tưởng; tăng cường GD chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và việc thực hiện NQ T.Ư 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”…; đồng thời, đồng chí Lê Mạnh Hùng cũng chỉ ra một số nội dung Đảng bộ Bộ GD&ĐT cần chú ý trong thời gian tới.
Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ GD&ĐT khoá VI, nhiệm kỳ 2015-2020
Cần tổ chức đưa Nghị quyết 29 vào cuộc sống toàn diện hơn, mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn và hiệu quả hơn
“Chúng ta đã có tính Đảng cao trong việc ý thức phải nhanh chóng đưa Nghị quyết 29 vào cuộc sống.Chúng ta đã có sự thay đổi trong hành động, càng ngày càng ý thức và hành động mạnh mẽ để chuyển hoạt động toàn hệ thống. Chúng ta vừa chủ động hơn, tự tin hơn, nhưng cũng vừa khiêm tốn hơn và cầu thị hơn…” Bộ trưởng Phạm Vũ Luận
Phát biểu tại Đại hội, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ GD&ĐT - nêu rõ: Đánh giá công việc của Đảng bộ trong nhiệm kỳ vừa qua không thể tách rời bối cảnh công việc của Bộ, Ngành đã triển khai trong 5 năm vừa qua.
Ngay sau Đại hội XI, chúng ta đã rất khẩn trương triển khai các công việc chuẩn bị cho việc đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT. Công việc này được đẩy nhanh hơn, mạnh hơn, toàn diện hơn sau khi T.Ư ban hành Nghị quyết 29. Chúng ta đã làm rất nhiều việc, triển khai nhiều mô hình thực nghiệm, tổ chức nhiều hoạt động chuyên môn ở các lĩnh vực…
Chúng ta đã chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch hành động và đến thời điểm này có thể nói cách tiếp cận, kế hoạch và những công việc đã triển khai cho chúng ta kết luận rằng cách tiếp cận, xử lí, triển khai công việc từ khởi đầu nhiệm kì vừa qua là đúng và có hiệu quả. Chúng ta đã tổ chức việc đổi mới tư duy và cách quản lí tại cơ quan Bộ, tách bạch quản lí nhà nước ra khỏi hoạt động chuyên môn.
Bộ trưởng đánh giá cao sự tận tuỵ, sự cầu thị của cả hệ thống; vừa cầu thị nhưng cũng kiên định với niềm tin đúng đắn để triển khai công việc, bước đầu đã mang lại kết quả nhất định.
Kỳ thi THPT quốc gia vừa qua là một ví dụ, từ thay đổi cách thức ra đề, thay đổi cách thức tổ chức thi cử, dẫn đến thay đổi cách dạy cách học.Bậc học từ Tiểu học, trung học đến đại học đều đã có thay đổi.
Bộ trưởng chia sẻ: “Chúng ta không tự mãn thay đổi như thế đã là đủ, đây là những thắng lợi bước đầu nhưng rất quan trọng - “Vạn sự khởi đầu nan”, lấy được lòng tin của xã hội và lòng tin của chính chúng ta. Như vậy là tư duy và suy nghĩ của chúng ta trong hình thành chính sách, trong chỉ đạo thực hiện các chính sách đã có sự thay đổi”.
Bộ trưởng đánh giá sự thay đổi này mang tính căn bản và khẳng định: “Chúng ta đã có tính Đảng cao trong việc ý thức phải nhanh chóng đưa Nghị quyết 29 vào cuộc sống. Chúng ta đã hành động và suy nghĩ xuất phát trực tiếp từ lợi ích của học sinh, tạo thuận lợi nhất cho thí sinh và nhận phần khó khăn về hệ thống của chúng ta.
Chúng ta đã có sự thay đổi trong hành động, càng ngày càng ý thức và hành động mạnh mẽ để chuyển hoạt động toàn hệ thống, các Vụ, Cục, các cơ quan Bộ, cơ quan trực thuộc trở về chức năng quản lí nhà nước, không can thiệp vào hoạt động chuyên môn.
Sự phối hợp giữa các Vụ, Cục, giữa Bộ với các địa phương, với các bộ ngành và với cả các tổ chức quốc tế đã thay đổi. Chúng ta vừa chủ động hơn, tự tin hơn, nhưng cũng vừa khiêm tốn hơn và cầu thị hơn…”
Bộ trưởng nhấn mạnh: Ban Cán sự Đảng Bộ GD&ĐT đánh giá thành công đó tạo tiền đề, tạo nền tảng để thay đổi, xoay chuyển. Muốn đổi mới nền GD thì cơ quan Bộ - cơ quan tham mưu tối cao - phải đổi mới; Bộ trưởng, Thứ trưởng phải đổi mới.
Để có thành công đó, trước hết nhờ có sự lãnh đạo của Đảng, với Nghị quyết Đại hội XI, với Nghị quyết 29, sự lãnh đạo của Ban Chấp hành T.Ư, sự vào cuộc của các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước…
Về phần Bộ GD&ĐT, đó là nhờ sự thay đổi của các đồng chí cán bộ các Vụ, Cục, hạt nhân là các đồng chí cán bộ chủ chốt, các đồng chí đảng viên trong các chi bộ.
Thay mặt Ban cán sự Đảng Bộ GD&ĐT, Bộ trưởng đánh giá cao sự đóng góp, đổi mới của Đảng bộ, của Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ vừa qua.
Góp ý cho nhiệm kỳ 2016-2020, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đặc biệt nhấn mạnh cần tổ chức đưa Nghị quyết 29 vào cuộc sống toàn diện hơn, mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn và hiệu quả hơn.
Đại hội bầu 29 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ GD&ĐT
Tại Đại hội, các đại biểu tham dự Đại hội Đảng bộ Bộ GD&ĐT lần thứ VI (2015-2020) bằng tinh thần và trách nhiệm cao đã bầu ra được 29 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ GD&ĐT khóa VI và bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.
Đại hội cũng đã thông qua Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý các Văn kiện Đại hội XII của Đảng và dự thảo Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ khối lần thứ XII; thông qua dự thảo Nghị quyết Đại hội.
Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ khoá VI
1.
|
Ngũ Duy Anh
|
Vụ trưởng Vụ Công tác Học sinh Sinh viên
|
2.
|
Nguyễn Huy Bằng
|
Chánh Thanh tra Bộ
|
3.
|
Vũ Đình Chuẩn
|
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học
|
4.
|
Lê Thị Kim Dung
|
Vụ trưởng Vụ Pháp chế
|
5.
|
Vũ Minh Đức
|
Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam
|
6.
|
Nguyễn Quốc Hải
|
Chánh Văn phòng Đảng - Đoàn thể
|
7.
|
Vũ Thị Hạnh
|
Chuyên viên chính, Văn phòng Đảng – Đoàn thể
|
8.
|
Nguyễn Thị Hiếu
|
Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non
|
9.
|
Trịnh Xuân Hiếu
|
Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ
|
10.
|
Nguyễn Công Hinh
|
Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên
|
11.
|
Trần Hữu Hoan
|
Phó Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục
|
12.
|
Lê Trọng Hùng
|
Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
|
13.
|
Phạm Mạnh Hùng
|
Thứ trưởng
|
14.
|
Phạm Quang Hưng
|
Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài
|
15.
|
Hoàng Đức Minh
|
Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục
|
16.
|
Nguyễn Bá Minh
|
Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non
|
17.
|
Đào Ngọc Nam
|
Giám đốc Ban quản lý Dự án Phát triển THPT giai đoạn 2
|
18.
|
Nguyễn Ngọc Nam
|
Tổng biên tập, Báo Giáo dục và Thời đại
|
19.
|
Trần Văn Nghĩa
|
Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục
|
20.
|
Đoàn Văn Ninh
|
Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Trưởng bộ phận thường trực đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông
|
21.
|
Trần Công Phong
|
Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
|
22.
|
Nguyễn Thị Kim Phụng
|
Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học
|
23.
|
Phạm Ngọc Phương
|
Chánh Văn phòng Bộ
|
24.
|
Nguyễn Đức Thái
|
Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất
|
25.
|
Mạc Văn Thiện
|
Chủ tịch Hội đồng Thành viên Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam
|
26.
|
Trần Xuân Thủy
|
Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Dân tộc
|
27.
|
Mai Văn Trinh
|
Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng
|
28.
|
Đào Hoàng Trường
|
Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ
|
29.
|
Nguyễn Ngọc Vũ
|
Vụ trưởng Vụ Kế hoach – Tài chính
|
Một số chỉ tiêu cơ bản trong nhiệm kỳ 2015-2020
1. Lãnh đạo Đảng bộ Bộ trong sạch vững mạnh; phát huy trí tuệ toàn Đảng bộ, đoàn kết, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện, giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29-NQ/TW của Trung ương khóa XI. Cấp ủy lãnh đạo các cơ quan, đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.
2. Phấn đấu có 100% đảng viên, cán bộ, công chức và người lao động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Đảng bộ Bộ được học tập, nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
3. Phấn đấu 100% cấp ủy xây dựng và thực hiện chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
4. Phấn đấu 100% cấp ủy thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 03-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; 100% chi bộ xây dựng được chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh và tổ chức sinh hoạt chuyên đề hàng quý.
5. Phấn đấu 100% cấp ủy xây dựng hoàn thiện và ban hành quy chế phối hợp công tác giữa đảng ủy, chi ủy với lãnh đạo cơ quan, đơn vị và tổ chức đoàn thể.
6. Hàng năm có ít nhất 95% Đảng bộ, chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó có ít nhất 50% Đảng bộ, chi bộ đạt trong sạch, vững mạnh; 20% tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh tiêu biểu và có ít nhất 90% đảng viên được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong đó có 15% đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
7. Trong cả nhiệm kỳ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị và nhận thức về Đảng cho 300 đến 400 quần chúng ưu tú, kết nạp ít nhất 250 đảng viên mới và 100% đảng viên mới được công nhận đảng viên chính thức đúng quy định.
8. Phấn đấu 100% Đảng bộ có đủ điều kiện bố trí đủ cán bộ chuyên trách và phân công cán bộ làm công tác kiểm tra theo quy định.
Minh Hà