Sáng 22/10, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo đă tổ chức lễ ký Chương trình phối hợp về nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp của công nhân, viên chức, lao động giai đoạn 2014 - 2020. Đây là hoạt động góp phần tích cực trong việc xây dựng xă hội học tập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Từ năm 2005, Tổng LĐLĐVN và Bộ GDĐT đă ký Nghị quyết liên tịch và chương trình phối hợp. Từ chương trình này đã tổ chức 16.408 lớp học, cho hơn 4 triệu lượt CNVCLĐ học tập nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ; 525.260 CNLĐ được học lý thuyết, thi tay nghề hằng năm. Mỗi năm có hàng vạn CNLĐ đạt danh hiệu thợ giỏi cấp cơ sở, danh hiệu bàn tay vàng cấp tỉnh, cấp ngành TƯ. Nhiều CNVCLĐ, nhất là cán bộ CN trẻ đã có từ 1 đến 2 bằng đại học vẫn tích cực học ngoại ngữ, tin học để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế trong khu vực và quốc tế.
Chủ tịch TLĐ Đặng Ngọc Tùng và Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận
Theo đó, có 7 nội dung cụ thể được hai bên thống nhất ký kết nhằm đẩy mạnh phong trào học tập văn hóa, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học; phong trào “ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi” cho CNVCLĐ cả nước.
Hai bên sẽ tuyên truyền nâng cao nhận thức cho công nhân, viên chức, lao động về mục đích, ý nghĩa, vai trò, lợi ích của việc thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp; tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua học tập; phổ biến đến cán bộ, nhà giáo, công đoàn các cấp nắm vững chủ trương và các biện pháp triển khai tổ chức hoạt động nâng cao tŕnh độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp cho công nhân, viên chức, lao động, góp phần thiết thực xây dựng cả nước trở thành xă hội học tập; tổ chức dạy văn hóa cho công nhân, viên chức, lao động chưa hoàn thành chương tŕnh trung học phổ thông.
Tổ chức Công đoàn và ngành Giáo dục - đào tạo phối hợp biên soạn tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo nhu cầu của từng đơn vị, địa phương, doanh nghiệp, phù hợp với công nhân lao động ở khu chế xuất, khu công nghiệp và công nhân lao động vùng sâu, vùng xa, công nhân lao động là người dân tộc thiểu số; tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế dành thời gian và đầu tư kinh phí để công nhân, viên chức, lao động tham gia những chương trình học tập, bồi dưỡng…
Phát biểu tại lễ ký kết, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng đánh giá cao tầm quan trọng của việc ký kết chương trình phối hợp nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng giai cấp công nhân nước ta đáp ứng yêu cầu thời kỳ CNH – HĐH đất nước và đề nghị hai bên nỗ lực hơn nữa để triển khai các chương tŕnh phối hợp thực sự hiệu quả, góp phần thực hiện tốt mục tiêu đề ra.
TH - Tổng LĐLĐ Việt Nam