logo Tin hoạt động Tin từ CĐGD các Tỉnh/TP

Hội thảo giáo dục “Thay đổi vì một trường học hạnh phúc”
(23:28, 05/11/2019)
 
Nhằm mục đích lan tỏa những giá trị tích cực của chương trình “Thầy cô chúng ta đã thay đổi”, ngày 26 tháng 10 năm 2019 Trường THPT Bến Tre tổ chức Hội thảo giáo dục “Thay đổi vì một trường học hạnh phúc” với mong muốn tích lũy cho giáo viên những kiến thức thiết thực và mang tính chuyên sâu về tâm lý học học đường và tâm lý lứa tuổi, từ đó trang bị cho giáo viên các kỹ năng cần thiết để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình dạy học, tạo ra các động lực bên trong để giáo viên tự thay đổi, tự chuyển hóa bản thân để trở nên hoàn thiện hơn, cùng xây dựng nên một trường học hạnh phúc!
 
Tham dự Hội thảo PGS.TS Trần Thị Lệ Thu - Trưởng Bộ môn Tâm lý ứng dụng, trường ĐHSPHN, ban cố vấn của chương trình “Thầy cô chúng ta đã thay đổi”  và Tiến sỹ Nguyễn Văn Hòa- Chủ tịch HĐQT trường chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm - Hà Nội, người sáng lập hệ thống giáo dục chất lượng cao. Khách mời có đại diện lãnh đạo sở GD&ĐT Vĩnh Phúc có bà Hà Thị Kim Dung - Chủ tịch Công đoàn ngành, Lãnh đạo Phòng giáo dục thành phố Phúc Yên, đại diện BGH, 01 giáo viên cốt cán của các trường: Tiểu học trong khu vực, THCS, THPT, THPT DTNT trên địa bàn thành phố cùng toàn thể cán bộ, giáo viên nhà trường, các em giáo sinh đoàn thực tập trường Đại học SPHNII.
 
Tại Hội thảo PGS. TS. Trần Thị Lệ Thu  đã chia sẻ trải nghiệm & khám phá ý tưởng về học sinh hạnh phúc, giáo viên hạnh phúc, hiệu trưởng hạnh phúc, lớp học hạnh phúc & trường học hạnh phúc. Diễn giả, TS. Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch HĐQT hệ thống giáo dục chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội chia sẻ về mô hình trường học hạnh phúc. Cô giáo Lê Thị Thanh Nga - Trường THPT Bến Tre minh họa một trường hợp cá nhân hạnh phúc và lớp học hạnh phúc. Phát biểu với tư cách nhân vật trải nghiệm,là một trong tám thầy cô tiên phong khi tham gia chương trình “Thầy cô chúng ta đã thay đổi”, câu chuyện và hành trình của cô Nga vì một đích đến, đó là mong muốn đi tìm ý nghĩa đích thực của công việc dạy học, đi tìm bí mật giúp tạo nên một lớp học hạnh phúc.Cô Lê Thị Thanh Nga tâm huyết: "Với học sinh, cần lắng nghe nhiều hơn và cần lắng nghe bằng tâm chứ không phải bằng tai".
 
Phần giao lưu giữa lãnh đạo, diễn giả, khách mời và giáo viên nhà trường về việc cần thiết phải xây dựng trường học hạnh phúc được thảo luận: Thứ nhất là sự quan tâm. Thầy, cô quan tâm đến đồng nghiệp, quan tâm đến học trò và học sinh quan tâm đến nhau. Nếu thờ ơ, vô cảm thì không thể có được hạnh phúc.Thứ hai là chia sẻ. Mỗi người có thuận lợi, khó khăn riêng. Do đó sự chia sẻ cho đi, nhận lại sẽ tạo ra một sự gần gũi và không có khoảng cách.Thứ ba là sự tin tưởng lẫn nhau. Thầy, cô tin tưởng đồng nghiệp, tin tưởng học sinh và ngược lại. Hoài nghi, đố kỵ sẽ không hạnh phúc được. Thứ tư là sự hỗ trợ. Hỗ trợ về tinh thần bằng sự chia sẻ và hỗ trợ về vật chất bằng sự giúp đỡ. Qua hỗ trợ tình cảm sẽ nảy nở, ích kỷ cá nhân là kẻ thù của hạnh phúc.Thứ năm là sự bao dung. Không ai có thể hoàn hảo, không ai tránh khỏi sai lầm nhưng khi đã có sự bao dung thì mọi việc sẽ được nhìn nhận rất nhẹ nhàng. Nhà trường, thầy cô và học sinh làm được những điều này, chúng ta sẽ có Trường học hạnh phúc! Một số câu hỏi được đặt ra cho các diễn giả như: Thế nào là một ngôi trường hạnh phúc? Câu trả lời là một ngôi trường mơ ước hướng tới các giá trị: Ở đó cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh được yêu thương, được hiểu, được tôn trọng, được có giá trị, được an toàn. Trường học hạnh phúc sẽ giáo dục học sinh phát huy tối đa phẩm chất và khả năng của mình, trở thành công dân toàn cầu, học để biết, học để làm...hội thảo bàn đến vấn đề xã hội cần một Hiệu trưởng như thế nào, nhà trường cần một giáo viên như thế nào, điểm chung luôn cần ở nhà giáo có tâm, có tài, biết truyền cảm hứng, sáng tạo... Câu hỏi : Tại sao chúng ta phải thay đổi? Thông điệp chúng ta thay đổi vì chính chúng ta trước, tạo cảm hứng cho chính mình để truyền cảm hứng cho những người xung quanh. Sự thay đổi cần thiết là: Thầy và trò cần hình thành thói quen: Sống chủ động; bắt đầu với mục tiêu; ưu tiên việc quan trọng; tư duy cùng thắng; hiểu rồi được hiểu; hợp lực và rèn giũa bản thân. Thông qua việc thực hiện  thói quen, sẽ tạo ra sự thay đổi trong hành vi của mỗi nhà giáo và dẫn đến sự thay đổi về văn hóa của lòng tin trong khuôn viên trường học. Mỗi nhà giáo sẽ áp dụng các thói quen, kỹ năng được học để phát huy nội lực, vượt qua áp lực của cuộc sống, thực hiện hiệu quả sứ mệnh nghề nghiệp của mình tạo nên nhiều trường học hạnh phúc. Mọi thứ đều có thể thay đổi, điều quan trọng là suy nghĩ của mình là thay đổi để tốt hơn. Ai cũng có thể thay đổi được, nhưng quan trọng hơn là được những người xung quanh, đặc biệt là các thầy cô tin tưởng và có sự khích lệ, truyền cảm hứng thì sự thành công sẽ đến nhanh hơn.   
 
Buổi hội thảo để lại dấu ấn và ý nghĩa thiết thực cho tất cả thành viên tham dự. Thông điệp mà hội thảo gửi tới các thầy cô giáo hãy “ Thay đổi vì một trường học hạnh phúc”. "Giáo dục không phải là rót cho đầy một chiếc bình, mà là khơi lên một ngọn lửa". Các cán bộ quản lý giáo dục phải tạo môi trường để khơi dậy tâm huyết của các thầy cô chứ không phải chỉ bằng những chính sách hay phong trào. Khi các thầy cô, thuyền trưởng thay đổi thì học sinh hạnh phúc. Khi học sinh hạnh phúc thì có lớp học hạnh phúc và điều đó cứ thế được nhân rộng ra. Ngành giáo dục có nhiều thầy cô, lớp học hạnh phúc thì xã hội sẽ hạnh phúc. Thầy và trò trường THPT Bến Tre quyết tâm xây dựng một trường học hạnh phúc, là một trong những chương trình hành động thiết thực hướng tới 60 năm ngày thành lập trường (1961-2021)

Khách mời và cán bộ, giáo viên tham dự hội thảo

Diễn giả, PGS. TS. Trần Thị Lệ Thu - Trưởng Bộ mônTâm lý trường ĐHSPHN chia sẻ trải nghiệm và kinh nghiệm xây dựng trường học hạnh phúc

Ban giám hiệu cùng các diễn giả điều hành hội thảo

Bà Hà Thị Kim Dung - Chủ tịch CĐN cùng BGH tặng hoa diễn giả

 Tin: CĐGD tỉnh Vĩnh Phúc

 

  


Các tin khác
Các Công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn ngành Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện dâng hương tượng Hai Bà Trưng tại Công viên Văn hóa Đầm Sen nhân kỉ niệm 89 năm ngày Thành lập Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (05/11/2019)
Công đoàn Giáo dục Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Hội thảo khoa học “Nâng cao năng lực ứng xử sư phạm và đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc” (05/11/2019)
Công đoàn Giáo dục Hòa Bình tổ chức Hội nghị ký Quy chế phối hợp giữa Công đoàn Giáo dục Hòa Bình với Liên đoàn Lao động các huyện, thành phố (05/11/2019)
Ngành Giáo dục và Đào tạo Nghệ An Tổ chức đối thoại với cán bộ, giáo viên vùng cao (05/11/2019)
Công đoàn Giáo dục Hà Giang nghiệm thu công trình nước sạch cho trường THPT Mèo Vạc (28/10/2019)
Hội diễn văn nghệ “Tiếng hát cán bộ quản lý và giáo viên Thủ đô” chào mừng 65 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (28/10/2019)
Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Công đoàn Giáo dục Quảng Nam đến thăm, tặng quà cho giáo viên, học sinh điểm Trường Tăk Pổ, Trường Tiểu học Bán trú Trà Tập và dự Lễ khánh thành nhà công vụ trường Tiểu học Trà Vân, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam (25/10/2019)
Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lào Cai tiếp đón và làm việc với đoàn đại biểu Công đoàn Giáo dục và Nghiên cứu khoa học Ai Cập tại trường Tiểu học Lao Chải, Sa Pa (25/10/2019)
Công đoàn Giáo dục Hòa Bình triển khai Kỷ niệm 89 năm ngày thành lập Hôi Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10/1930 - 20/10/2019 (25/10/2019)
Công đoàn Giáo dục tỉnh Kon Tum tổ chức Giải bóng chuyền nữ cán bộ, giáo viên và người lao động ngành giáo dục tỉnh Kon Tum năm 2019 (25/10/2019)



  Videos  
 
Trang chủ    |    Giới thiệu    |    Tin tức    |    Chuyên đề    |    Tư vấn pháp luật    |    Văn bản    |    Email
Lượt truy cập: 18782042
Online: 829
 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VIỆT NAM
Bản quyền thuộc về: Công đoàn Giáo dục Việt Nam

Địa chỉ: Số 2 Trịnh Hoài Đức - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: 04-3845 3118     *    Fax: 04-3843 3693
Email:   cdgdvietnam@moet.edu.vn