Phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); Phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); Phụ cấp độc hại nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
Bỏ các khoản chi ngoài lương cho công chức, viên chức như: Tiền bồi dưỡng họp; Tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án; Hội thảo…
Đồng thời, cũng khoán các chế độ ngoài lương như: tiền xăng xe, tiền điện thoại, không gắn lương công chức, viên chức với việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản quy định chính sách, chế độ không có tính chất lương.
Vẫn duy trì đối với 3 loại phụ cấp, gồm: Phụ cấp ưu đãi theo nghề của giáo viên; Phụ cấp công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn (Phụ cấp lưu động và Phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số); Phụ cấp khu vực. Tuy nhiên, theo TS Tạ Ngọc Hải, một số khoản phụ cấp vẫn được duy trì như: Phụ cấp kiêm nhiệm; Phụ cấp thâm niên vượt khung; Phụ cấp khu vực; Phụ cấp trách nhiệm công việc; Phụ cấp lưu động; Phụ cấp dịch vụ an ninh, quốc phòng; Phụ cấp đặc thù với lực lượng vũ trang (công an, quân đội, cơ yếu).
TS Tạ Ngọc Hải cũng thông tin thêm về tuổi nghỉ hưu đối với viên chức được nêu trong Nghị định số 135/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể như sau:
Cũng tại Hội nghị, ông Lê Đình Quảng – Phó trưởng Ban Quan hệ Lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) giới thiệu một số nội dung cơ bản của Bộ luật Lao động 2019.
Theo Điều 76 Luật Giáo dục năm 2019 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2020) quy định về tiền lương của giáo viên như sau: “Nhà giáo được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp; được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ”. Theo quy định này, phụ cấp thâm niên đã không còn được quy định trong tiền lương của nhà giáo như tại Khoản 26 Điều 1 Luật Giáo dục sửa đổi năm 2009 (Luật này đã hết hiệu lực).