logo Góp ý cho các dự thảo văn bản

Tổng hợp các ý kiến góp ý dự thảo "Chương trình Giáo dục Phổ thông tổng thể"
(19:20, 06/05/2017)

 

 

 

09:18;09/05/2017

                             *****ha@gmail.com : nên giữ nguyên môn lịch sử, thay đổi cách dạy môn lịch sử, còn lại nên học hỏi hoặc nhập nội dung tích hợp các môn khác từ các nước phát triển

18/5/2017

thai*******@gmail.com : Ý kiến về lộ trình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể Bộ GDĐT cần xây dựng lộ trình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, cụ thể: + Lớp 1: từ năm học 2018-2019; + Lớp 2, 6: từ năm học 2019-2020 + Lớp 3, 7, 10: từ năm học 2020-2021. Từ năm học 2018-2019, thí điểm lớp 6, lớp 10 trên 03 tỉnh thuộc 03 vùng miền khác nhau, bởi vì nếu áp dụng từ năm học 2018-2019 cho tất cả các tỉnh, thành phố là quá gấp, không kịp để chuẩn bị về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy, đặc biệt là đối với các tỉnh còn khó khăn như tỉnh Đắk Nông; đồng thời không đủ thời gian để tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên khi tiếp cận chương trình giáo dục mới. Đề nghị Bộ GDĐT sớm công bố chuẩn kiến thức, kĩ năng cho từng môn học, từng phần cụ thể và bộ sách giáo khoa thí điểm để giáo viên hình dung công tác giảng dạy.

19/5/2017

congdoan.so*******@moet.edu.vnÝ kiến về đội ngũ giáo viên phục vụ cho Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: Việc học sinh lớp 11 và lớp 12, ngoài các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc thì được tự chọn 01 chuyên đề và 03 môn học (trong số 11 môn học nêu trong Dự thảo) phù hợp với nguyện vọng của học sinh và điều kiện tổ chức của Nhà trường. Như vậy, khó bố trí giáo viên giảng dạy theo nhóm học sinh. Mặt khác, năng lực của đội ngũ giáo viên ở một số môn học còn rất nhiều hạn chế, chưa đáp ứng kịp thời trong thời gian đưa Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể vào thực hiện. Như vậy, sẽ gây xáo trộn, chồng chéo trong một trường học, gây mâu thuẫn trong việc học sinh đăng kí môn tự chọn theo nguyện vọng nhưng Nhà trường lại tự xây dựng các môn tổ hợp tự chọn dựa vào điều kiện của Nhà trường nên không đảm bảo được yêu cầu tự chọn tối đa của học sinh. Vấn đề đặt ra là tuyển mới hay bố trí lại cơ cấu giáo viên: nếu tuyển mới sẽ vượt cơ cấu bộ máy hiện tại; nếu ghép các trường với nhau để dạy chuyên đề và các môn học tự chọn có thể phù hợp với các tỉnh, thành phố lớn, các tỉnh đồng bằng, nhưng đối với tỉnh Đắk Nông địa hình đồi núi, khoảng cách giữa các trường xa nhau nên việc thực hiện ghép học sinh là khó có thể thực hiện được. Số lượng và cơ cấu giáo viên trường Tiểu học cần thay đổi để đáp ứng dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới do tăng số tiết/tuần và tăng 02 tuần học/năm (ví dụ: Khối lớp 1 hiện nay trung bình 22 tiết/tuần; Dự thảo đề ra trung bình 31 tiết/tuần; các Khối lớp khác tương tự).

- Ý kiến về cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: Trong Dự thảo, trung bình học sinh Tiểu học học 31 tiết/tuần, có nghĩa chương trình này hướng tới học 2 buổi/ngày; để thực hiện chương trình học 2 buổi/ngày cho tất cả học sinh (cần 1 phòng/lớp). Trong khi hiện nay Đắk Nông vẫn còn phòng học tạm, thiếu phòng học bộ môn, đặc biệt là cấp Tiểu học và Trung học cơ sở tình trạng yếu, thiếu, xuống cấp về cơ sở vật chất gặp nhiều khó khăn cho việc dạy và học. Học sinh lớp 11 và lớp 12, ngoài các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, được tự chọn 01 chuyên đề và 3 môn học cũng sẽ dẫn tới tình trạng thiếu phòng học chuyên môn và trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học. - Dự thảo nêu: “Trong một năm học, thời gian thực học các môn học của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể tương đương với 37 tuần, gồm: 35 tuần thực học dành cho các môn học bắt buộc, môn học bắt buộc có phân hoá và môn học tự chọn bắt buộc; 2 tuần thực học dành cho các môn học tự chọn và nội dung giáo dục của địa phương” chưa hợp lý. Nên bố trí các môn học bắt buộc, tự chọn và số tiết trong năm chỉ 35 tuần không nên bố trí 37 tuần. - Biên chế và học sinh/lớp: Cần quy định về số lượng học sinh/lớp theo hướng giảm số học sinh trên lớp (Tiểu học không quá 30 học sinh/lớp; Trung học cơ sở không quá 40 học sinh/lớp). - Môn tự chọn là tiếng Dân tộc hay Ngoại ngữ; trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ở bậc Tiểu học thì Bộ GDĐT tạo nên tổ chức đào tạo, tập huấn giáo viên phụ trách những bộ môn này. Hiện nay, có khoảng 24 dân tộc có chữ viết cần phát huy, mỗi em học một ngôn ngữ, giáo trình ở đâu, ai dạy? - Về định hướng phát triển giáo dục: Giao cho Sở GDĐT tổ chức thi đánh giá định kỳ cho học sinh hoàn thành các môn học, tích lũy đủ kết quả đánh giá theo quy định của Bộ GDĐT được cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông. Sau đó, tuỳ năng lực các em sẽ chọn đúng nguyện vọng vào các trường Đại học. Cao đẳng hay Trung cấp. Đồng thời, Bộ GDĐT nên có ma trận đề để từng tỉnh thực hiện. - Mô hình của Dự thảo xây dựng quá lớn, yêu cầu quá cao và cấp bách không thấy được sự khó khăn của xã hội của đất nước về cơ sở vật chất lẫn nguồn nhân lực con người, không gắn liền thực tiển với nguyên lý giáo dục. Cơ sở vật chất và con người không đáp ứng. Bộ GDĐT chỉ mới công bố tên các môn học chứ chưa công bố chương trình chính nên giáo viên chưa hình dung được nó sẽ như thế nào. - Theo nội dung Dự thảo thì học sinh sẽ tập trung vào mốt số môn yêu thích sẽ bỏ quên hoặc xem thường các môn khác dẫn đên lệch pha, các môn tích hợp như Lý- Hóa -Sinh thì 1 người dạy hay 3 người dạy. Trong khi các nước, dạy học theo chuyên đề để nâng cao chất lượng thì mình dồn cục lại nói là giảm tải nhưng thực chất theo phân bổ Dự thảo mỗi ngày có 5 -6 tiết học.

19/5/2017

                  -  Góp ý dự thảo "Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể" của TR THPT Trần Đại Nghĩa

                  - Góp ý dự thảo "Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể" của CĐ Tr THPT Ch Lý Tự Trọng

                  - Góp ý dự thảo "Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể" của CĐCS Tr THPT Nguyễn Việt Hồng

                  - Góp ý dự thảo "Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể" của P GDĐT Bình Thủy

 

 

 


 


 

  


Các tin khác
Lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo “Chương trình Giáo dục Phổ thông tổng thể” (06/05/2017)
Dự kiến Danh sách phân công hỗ trợ giáo dục các tỉnh khó khăn năm học 2016 - 2017 (03/10/2016)
Công văn về việc lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam (29/09/2016)
Báo cáo kết quả thăm dò ý kiến dự thảo (15/04/2014)
DỰ THẢO ĐIỀU LỆ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM (BỔ SUNG, SỬA ĐỔI) ngày 03/01/2013 (24/01/2013)



  Videos  
 
Trang chủ    |    Giới thiệu    |    Tin tức    |    Chuyên đề    |    Tư vấn pháp luật    |    Văn bản    |    Email
Lượt truy cập: 18758289
Online: 503
 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VIỆT NAM
Bản quyền thuộc về: Công đoàn Giáo dục Việt Nam

Địa chỉ: Số 2 Trịnh Hoài Đức - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: 04-3845 3118     *    Fax: 04-3843 3693
Email:   cdgdvietnam@moet.edu.vn