logo Tư vấn pháp luật

Chế độ thai sản của giáo viên nghỉ trùng với nghỉ hè
(11:30, 15/03/2019)

Câu hỏi: Hỏi về chế độ thai sản của giáo viên nghỉ trùng với nghỉ hè.

Về vấn đề bạn hỏi, chúng tôi giải đáp như sau:

  1. Quy định chung:

Theo Khoản 1, Điều 34, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sinh con của lao động nữ như sau:

  • Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng.
  • Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.

Tại Khoản 7, Điều 6, Nghị định số 45/2013/NĐ-CP quy định về thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hàng năm bao gồm: “Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội”.

 

  1. Chế độ đối với giáo viên:
    1. 1 Đối với giảng viên đại học và cao đẳng, pháp luật không quy định về thời gian nghỉ hè trong năm do giảng viên đại học, cao đẳng được điều chỉnh bởi Thông tư 47/2014/TT-BGDĐT quy định chế độ làm việc đối với giảng viên. 
    2. 2 Đối với giáo viên phổ thông, việc quy định thời gian nghỉ như sau:
  • Khoản 3, Điều 5, Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4, Điều 1, Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT ngày 09/06/2017 quy định về thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên như sau:
  • Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:

a) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 2 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).

b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.

Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.

  1. Công văn số  1125/NGCBQLGD-CSNGCB hướng dẫn giải quyết chế độ thai sản của GV trùng với thời gian nghỉ hè ngày 18/08/2017:

Thời gian nghỉ hè của giáo viên bao gồm cả thời gian nghỉ hằng năm là 8 tuần đối với giáo viên mầm non (khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT) và 02 tháng đối với giáo viên phổ thông (khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT).Thời gian này giáo viên được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường. Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định (khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT, khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT).

Do đó trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì sẽ được cơ sở giáo dục bố trí thời gian nghỉ hằng năm theo quy định tại Điều 111 và Điều 112 Bộ Luật lao động hoặc thanh toán tiền nghỉ hằng năm (nếu do yêu cầu công tác, cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên) theo quy định tại Điều 114 Bộ Luật Lao động.

Như vậy, thời gian nghỉ hè 2 tháng của giáo viên phổ thông bản chất sẽ bao gồm: Nghỉ hàng năm theo quy định của Bộ Luật lao động tại khoản 111 và 112 (tạm gọi là nghỉ phép năm, và cứ thâm niêm 5 năm liên tục làm việc tại 1 đơn vị sẽ được công thêm 01 ngày phép) và theo quy định của Khoản 4, Điều 1, Thông tư 15 nêu trên.

Vậy, khi giáo viên có thời gian nghỉ thai sản trung với thời gian nghỉ hè, căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiệu cụ thể từng trường, giáo viên sẽ được nghỉ:

  • Hưởng chế độ thai sản như quy định của Luật Bảo hiểm: 6 tháng.
  • Thời gian nghỉ hè của giáo viên khi đó có thể tối đa là 2 tháng (nếu ngày nghỉ phép năm chưa được thực hiện trong năm) hoặc (1)ít hơn nếu giáo viên trong năm đó đã nghỉ hoặc (2) được nhà trường bố trí thời gian nghỉ vào 1 dịp khác không phải dịp nghỉ hè hoặc (3)chưa thực hiện nhưng đã được chi trả tiền nghỉ hàng năm.

 

  


Các tin khác
Tôi là Phó hiệu trưởng ở trường tiểu học hạng 2, dạy dủ 4 tiết/tuần. Nay kiêm thêm Chủ tịch Công đoàn trường. Vậy tôi có được tính tiền thêm giờ không? Cách tính cụ thể? (16/10/2018)
Trả lời chế độ chính sách giáo viên mầm non có con nhỏ mới đi làm dưới 12 tháng tuổi (15/10/2018)
Sinh con thứ ba (11/10/2016)
Công tác Thi đua, khen thưởng của Công đoàn có nên thực hiện cấp nào đề nghị khen thưởng thì cấp đó chi tiền thưởng không? (11/10/2016)
(Moet)- Hỏi đáp về đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư 22 (11/10/2016)
Hỏi - Đáp về kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia ( CỤC KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC) (16/09/2014)



  Videos  
 
Trang chủ    |    Giới thiệu    |    Tin tức    |    Chuyên đề    |    Tư vấn pháp luật    |    Văn bản    |    Email
Lượt truy cập: 18932199
Online: 4850
 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VIỆT NAM
Bản quyền thuộc về: Công đoàn Giáo dục Việt Nam

Địa chỉ: Số 2 Trịnh Hoài Đức - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: 04-3845 3118     *    Fax: 04-3843 3693
Email:   cdgdvietnam@moet.edu.vn