logo Chuyên đề Công tác nữ công, giới

Phụ nữ Việt Nam và vai trò của nữ ngành Giáo dục
(22:03, 18/10/2021)

1.Lịch sử ngày 20/10 Ngày Phụ nữ Việt Nam

Phụ nữ Việt Nam vốn sinh ra trong một đất nước với nền văn minh nông nghiệp, dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước và thủ công nghiệp nên phụ nữ Việt Nam đã trở thành lực lượng lao động chính. Bên cạnh đó, nước ta luôn luôn bị kẻ thù xâm lược, đời sống nghèo khổ. Từ thực tế đó mà người phụ nữ Việt Nam có bản sắc phong cách riêng: họ là những chiến sĩ chống ngoại xâm kiên cường dũng cảm; là người lao động cần cù, sáng tạo, thông minh; là người giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển bản sắc và tinh hoa văn hoá dân tộc; là những người mẹ dịu hiền, đảm đang, trung hậu đã sản sinh ra những thế hệ anh hùng của dân tộc anh hùng.

Dưới chế độ phong kiến và đế quốc, phụ nữ là lớp người bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều bất công nhất nên luôn có yêu cầu được giải phóng và sẵn sàng đi theo cách mạng. Ngay từ những ngày đầu chống Pháp, phụ nữ đã tham gia đông đảo vào phong trào Cần Vương, Đông Kinh Nghĩa Thục, Đông Du, còn có nhiều phụ nữ nổi tiếng tham gia vào các tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam như: Hoàng Thị Ái, Thái Thị Bôi, Tôn Thị Quế, Nguyễn Thị Minh Khai...

Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: “Nam nữ bình quyền”. Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Đảng đặt ra: Phụ nữ phải tham gia các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng. Chính vì vậy mà ngày 20/10/1930, Hội Liên hiệp Phụ nữ chính thức được thành lập. Sự kiện lịch sử này thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng đối với vai trò của phụ nữ trong cách mạng, đối với tổ chức phụ nữ, đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ.

Đảng cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20 tháng 10 hằng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này, đồng thời cũng xem đây là ngày kỉ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là "Ngày Phụ nữ Việt Nam".

2. Ý nghĩa ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Ngày Phụ nữ Việt Nam là một ngày lễ kỷ niệm nhằm tôn vinh phụ nữ Việt Nam, được tổ chức vào ngày 20 tháng 10 hàng năm ở Việt Nam. Vào dịp này, phụ nữ Việt Nam, cũng như phụ nữ tại các nơi khác trên thế giới, được nhiều người bày tỏ sự quan tâm và tôn vinh dưới nhiều hình thức nhưng phổ biến nhất vẫn là tặng hoa hồng, thiệp và kèm theo những lời chúc mừng,...

Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 là ngày đầu tiên trong lịch sử nước ta, một đoàn thể quần chúng của phụ nữ được hoạt động hợp pháp và công khai, nhằm đoàn kết, động viên lực lượng phụ nữ đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của đất nước.

Đây cũng là lần đầu tiên, người phụ nữ Việt Nam được cầm lá phiếu bầu cử, tham gia các công tác chính quyền và xã hội, nắm giữ nhiều trọng trách trong bộ máy Nhà nước và các đoàn thể quần chúng.

Hơn 80 mùa thu qua, tổ chức Phụ nữ Liên hiệp Hội ngày càng lớn mạnh, người phụ nữ Việt Nam yêu nước ngày càng có tri thức, có sức khỏe, càng năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu, quan tâm tới lợi ích xã hội và cộng đồng.

Trải qua nhiều thăng trầm của xã hội, chị em luôn luôn thể hiện vai trò tích cực, đảm đang, với tấm lòng nhân hậu đã đóng góp nhiều công sức cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập cho đất nước.

Ngày 20/10 hàng năm được chọn là Ngày Phụ Nữ Việt Nam, đó là sự ghi nhận của đất nước với những con người được Bác Hồ tặng 8 chữ vàng: “Cần cù, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang”

3. Phụ nữ ngành Giáo dục tích cực hưởng ứng phong trào phụ nữ “tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”
 

Nữ cán bộ, nhà giáo, người lao động trong ngành Giáo dục chiếm tỷ lệ gần 80% trong tổng số CBNGNLĐ toàn ngành giáo dục, chị em có mặt ở mọi lĩnh vực công tác: quản lý, giảng dạy và hành chính. Điều đó cho thấy vai trò của phụ nữ hết sức quan trọng trong sự phát triển của ngành nói riêng và của xã hội nói chung, đây là lực lượng góp phần tích cực thực hiện các mục tiêu giáo dục, giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo của toàn ngành. Nữ CBNGNLĐ phát huy phong trào “Giỏi việc trường – Đảm việc nhà” đã vượt qua tất cả mọi khó khăn, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, trở thành những tấm gương tiêu biểu, góp phần không nhỏ vào việc phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, đội ngữ nữ ngành giáo dục có nhiều cơ hội được học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, được phát triển kỹ năng nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học, được chăm lo về sức khỏe cũng như được tạo mọi điều kiện thuận lợi trong công việc nhằm phát huy sở trường của bản thân. Phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, nữ CBNGNLĐ, không ngừng học tập, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu thực tế công việc và sự phát triển của xã hội, rất nhiều nữ CBNGNLĐ đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, nhiều chị em đã có sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học được áp dụng, mang lại lợi ích cao, nhiều chị em được nhận những phần thưởng cao quý của nhà nước, của các cấp, các ngành.  

Bên cạnh giỏi việc trường, nữ CBNGLĐ trong ngành giáo dục còn rất đảm đang trong công việc gia đình. Với những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, phát huy lợi thế của phụ nữ ngành giáo dục, có năng lực sư phạm, tâm lý và biết vận dụng hiểu biết để tổ chức tốt cuộc sống gia đình. Các chị đã và làm tốt vai trò là "người thầy đầu tiên" của các con; tổ chức cuộc sống gia đình hạnh phúc, chăm lo cuộc sống gia đình, nuôi dưỡng bố mẹ, dạy các con chăm ngoan, học giỏi, hiếu thảo, mặc dầu vẫn còn nhiều chị có hoàn cảnh rất khó khăn, song các chị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của “người xây tổ ấm”. Nhiều gia đình nữ nhà giáo giữ được nét đẹp truyền thống nhiều thế hệ cùng chung sống hạnh phúc, yêu thương, tôn trọng nhau.

Không chỉ chăm lo cho cuộc sống gia đình mình, với tinh thần tương thân, tương ái, với những nghĩa cử cao đẹp, với tấm lòng nhân hậu, sẵn sàng sẻ chia và giúp đỡ mọi người, phụ nữ ngành Giáo dục đã tích cực hưởng ứng tham gia các hoạt động của cộng đồng, quan tâm chăm lo cho CBNGNLĐ có hoàn cảnh khó khăn, ủng hộ giáo dục ở miền núi, vùng sâu, xa, vùng đặc biệt khó khăn

Rất nhiều tấm gương tiêu biểu của nữ CBNGNLĐ trong công tác quản lý, giảng dạy, nghiên cứu khoa học... và xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” như tập thể nữ trường ĐH Thương Mại, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Cần Thơ, Tập thể nữ CBNGNLĐ ngành Giáo dục tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Phúc, TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh... là những tập thể tiêu biểu trong triển khai các hoạt động nữ và PTTĐ “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

Chúng ta hy vọng các chị tiếp tục cống hiến, toả sáng đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp trồng người, góp phần thực hiện thành công đổi mới sáng tạo theo tinh thần Nghị quyết 29/TW và sự nghiệp giáo dục nước nhà.

Ban Tuyên giáo - Nữ công, CĐGD Việt Nam

  


Các tin khác
Công đoàn Giáo dục tỉnh Đắk Lắk duy trì nề nếp mặc trang phục áo dài vào Thứ hai hàng tuần (01/03/2021)
CÔNG ĐOÀN PHỐI HỢP VỚI CHUYÊN MÔN TỔ CHỨC PHONG TRÀO THI ĐUA “GIỎI VIỆC TRƯỜNG - ĐẢM VIỆC NHÀ” GIAI ĐOẠN 2016-2020 (16/10/2020)
Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (15/09/2020)
LỊCH SỬ, Ý NGHĨA NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3 VÀ CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (05/03/2020)
Công tác Vì sự tiến bộ phụ nữ ngành giáo dục Đồng Tháp tiếp tục gặt hái nhiều thành tích trong năm 2019 (31/12/2019)
Cô giáo “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” (04/09/2019)
Quốc tế Phụ nữ 8/3: Cân bằng giới để thế giới tốt đẹp hơn (08/03/2019)
Nhiều tập thể và cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong hoạt động Vì sự tiến bộ phụ nữ ngành giáo dục Đồng Tháp năm 2018 (30/12/2018)
Công đoàn trường ĐH Phan Thiết tổ chức buổi sinh hoạt kỷ niệm ngày Phụ Nữ Việt Nam (20/10) với chủ đề “nâng cao hiệu quả công tác nữ công và bình đẳng giới, vì sự tiến bộ Phụ nữ” (02/11/2018)
Phát huy truyền thống vẻ vang của Phụ nữ Việt Nam (19/10/2018)



  Videos  
 
Trang chủ    |    Giới thiệu    |    Tin tức    |    Chuyên đề    |    Tư vấn pháp luật    |    Văn bản    |    Email
Lượt truy cập: 17602427
Online: 1317
 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VIỆT NAM
Bản quyền thuộc về: Công đoàn Giáo dục Việt Nam

Địa chỉ: Số 2 Trịnh Hoài Đức - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: 04-3845 3118     *    Fax: 04-3843 3693
Email:   cdgdvietnam@moet.edu.vn