logo Tin hoạt động Tin nổi bật

(GD&TĐ)Giáo viên mầm non nhận lương hưu thấp: không thể để lịch sử lặp lại
(16:04, 01/11/2017)

Nỗi buồn những giáo viên từng ăn công điểm

Câu chuyện của cô Trương Thị Lan - nguyên giáo viên Trường mầm non Lê Duẩn (Cẩm Duệ, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) - sau 37 năm dạy học được nhận lương hưu 1,3 triệu/tháng đã được nhắc đến nhiều. Nhưng trường hợp các cô dạy trẻ - những người trải qua thời kỳ khó khăn nhất của công cuộc đưa trẻ đến trường - sau mấy chục năm công tác, bất ngờ, xót xa khi biết mức lương hưu mình được hưởng quá thấp không phải ít.

Bảo hiểm xã hội Hà Tĩnh từng thông tin trên báo chí, tính đến năm 2016 đã chi trả bảo hiểm cho hơn 270 giáo viên mầm non trong tỉnh với mức lương tối thiểu như trường hợp cô Trương Thị Lan. Day dứt hơn là trường hợp của cô Đàm Thị Tý - trường mầm non Đông Phương Yên (Chương Mỹ, Hà Nội) - hưởng lương hưu chỉ 1.150.000 đồng/1 tháng sau 40 năm công tác. Thâm chí có cô giáo mầm non vẫn đang nhận chưa đến 1 triệu đồng lương hưu.

Theo lý giải của ông Nguyễn Duy Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội - Bộ LĐTB&XH trên báo Tuổi trẻ, hai nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến lương hưu, đó là mức tiền lương và số năm đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thể trong trường hợp với các giáo viên mầm non là mức lương thấp và thời gian đóng bảo hiểm xã hội ngắn, dẫn đến lương hưu sẽ thấp.

Liên quan sự việc này, NGND.TS Đặng Huỳnh Mai - Phó Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT - nhớ lại một thời kỳ khó khăn của giáo dục mầm non Việt Nam. Với các trường mầm non của hợp tác xã ở miền Bắc, giáo viên đi dạy được trả lương bằng công điểm công điểm quy ra thóc. Thu nhập của các cô rất thấp, đời sống gặp rất nhiều khó khăn.

TS Vũ Minh Đức - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam mong muốn Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, xem xét để có thể trả mức lương cho giáo viên mầm non về hưu ít nhất là bằng mức lương tối thiểu vùng để các giáo viên mầm non đỡ bị thiệt thòi và có thể đảm bảo được cuộc sống.Về lâu dài, cần sửa đổi Luật Giáo dục sao cho có quy định mức lương của giáo viên xứng đáng với sự cống hiến của họ.

Trước thực trạng đó, Bộ GD&ĐT đã báo cáo chính phủ và Phó Thủ tướng phụ trách. Thủ tướng Phan Văn Khải khi đó đã trực tiếp chủ trì Hội nghị về giáo dục mầm non toàn quốc lần đầu tiên. Sau hội nghị này, thông tư liên tịch số 05/2003/TTLT-BGDĐT- BNV-BTC hướng dẫn một số chính sách phát triển giáo dục mầm non đã được ban hành - thông tư đầu tiên về giáo dục mầm non được 3 Bộ trưởng trực tiếp ký khi đó.

Tiếp theo, Bộ GD&ĐT và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã ký công văn liên tịch số 2150/GDĐT-BHXH hướng dẫn quy định chi tiết hơn về việc đóng nộp Bảo hiểm cho giáo viên mầm non. Trong đó có một nội dung quan trọng là quy định thời gian được truy thu và thời gian tiếp tục nộp bảo hiểm tự nguyện để đảm bảo quyền lợi cho giáo viên khi tính thời gian để lĩnh lương hưu.

"Có thể có nhiều nhà trường lúc đó không có tiền để mua bảo hiểm cho giáo viên; cá nhân thì càng không thể tự mua vì thu nhập thấp. Mặt khác, do chính sách đối với giáo viên mầm non cũng bất cập là: cho dù các thầy cô có nâng trình độ lên đến đâu thì mức lương cũng không được thay đổi. Một khi lương thấp thì hưởng lương hưu cũng sẽ thấp.

Nhân dịp này, xin được trân trọng đề nghị: Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam bổ sung bảng lương để giáo viên mầm non được xếp lương theo trình độ đào tạo; vừa đảm bảo tính công bằng trong giáo dục, vừa động viên lực lượng này nâng cao trình độ, tay nghề; khi đó, trẻ em Việt Nam cũng sẽ được thụ hưởng nhiều hơn" - NGND.TS Đặng Huỳnh Mai chia sẻ:

Không thể để lịch sử lặp lại

Nhân dịp này, xin được trân trọng đề nghị: Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam bổ sung bảng lương để giáo viên mầm non được xếp lương theo trình độ đào tạo; vừa đảm bảo tính công bằng trong giáo dục, vừa động viên lực lượng này nâng cao trình độ, tay nghề; khi đó, trẻ em Việt Nam cũng sẽ được thụ hưởng nhiều hơn”.

NGND.TS Đặng Huỳnh Mai

Nói về những trường hợp giáo viên mầm non có mức lương hưu thấp, 2 nguyên nhân được ông Nguyễn Minh Tường - Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ - đưa ra trùng với ý kiến của đại diện Bảo hiểm xã hội , đó là: giáo viên mầm non dạy hợp đồng với mức lương thấp; tham gia đóng bảo hiểm muộn nên thời gian đóng bảo hiểm ngắn.

Về giải pháp, Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ cho rằng, Chính phủ cần quan tâm có chính sách tăng lương cho giáo viên nói chung, giáo viên mầm non nói riêng để khuyến khích các thầy cô làm việc, cống hiến. Quá khứ không sửa được, nhưng chúng ta phải làm sao để việc này không lặp lại.

"Sở GD&ĐT chỉ đạo rà soát số lượng giáo viên mầm non hợp đồng cấp huyện, cấp tỉnh và được tham gia đóng bảo hiểm; sau đó sẽ có kiến nghị với chính quyền địa phương xem xét có thể hỗ trợ một phần kinh phí đóng bảo hiểm ít nhất theo mức lương tối thiểu cho các giáo viên này" - ông Nguyễn Minh Tường cho hay.

Chia sẻ thêm về khó khăn của giáo dục mầm non, người đứng đầu ngành Giáo dục Phú Thọ cho biết: Hiện nay các địa phương đều phải đảm bảo phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi, cùng với đó, nhu cầu gửi trẻ dưới 36 tháng tăng lên, nên tất yếu sẽ tăng nhu cầu về giáo viên mầm non. Nhưng chỉ tiêu biên chế không tăng; mặt khác cân đối ngân sách khó khăn khi thực hiện chế độ với giáo viên hợp đồng, nên khó thực hiện đúng theo Thông tư 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNVquy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập (tối đa 2,5 giáo viên/nhóm trẻ; tối đa 2,2 giáo viên/lớp với lớp mẫu giáo học 2 buổi/ngày; tối đa 1,2 giáo viên/lớp với lớp mẫu giáo học 1 buổi/ngày).

"Tỉnh Phú Thọ đã ban hành Nghị quyết, trong đó có quy định về hỗ trợ ngân sách để chi cho giáo viên hợp đồng nên chúng tôi đỡ khó khăn hơn. Thế nhưng, hiện chúng tôi cũng chỉ đạt được tỷ lệ 2,0 giáo viên/lớp" - ông Tường chia sẻ.

Cùng với các địa phương, ngành Giáo dục cũng đang trăn trở về đời sống nhà giáo, trong đó có giáo viên mầm non. "Các thầy cô hy sinh gần như cả đời, bây giờ về hưu được 1,3 triệu đồng thì sống sao được!" - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã nói như vậy khi trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội.

Cũng theo người đứng đầu ngành Giáo dục, trường hợp lương hưu thấp như cô Trương Thi Lan không phải cá biệt vì thang bảng lương trong giáo dục thấp so với yêu cầu; đồng thời thông tin đang làm việc với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính để làm sao thang, bảng lương của các thầy cô đưa vào Luật Giáo dục. Trong quá trình sửa Luật Giáo dục tới đây, vị trí của thầy cô phải xứng đáng với yêu cầu, nhiệm vụ.

Cho rằng, đây là hệ quả của sự bất cập trong tuyển dụng và trả lương đối với giáo viên mầm non trước đây; mà hiện giờ nếu chỉ riêng Bộ GD&ĐT không thể giải quyết được vì liên quan đến biên chế, ngân sách (thuộc các Bộ, Ngành khác quản lý), TS Vũ Minh Đức - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam mong muốn Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, xem xét để có thể trả mức lương cho giáo viên mầm non về hưu ít nhất là bằng mức lương tối thiểu vùng để các giáo viên mầm non đỡ bị thiệt thòi và có thể đảm bảo được cuộc sống.Về lâu dài, cần sửa đổi Luật Giáo dục sao cho có quy định mức lương của giáo viên xứng đáng với sự cống hiến của họ.

Cùng với các địa phương, ngành Giáo dục cũng đang trăn trở về đời sống nhà giáo, trong đó có giáo viên mầm non. "Các thầy cô hy sinh gần như cả đời, bây giờ về hưu được 1,3 triệu đồng thì sống sao được!" - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã nói như vậy khi trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội.

  


Các tin khác
CĐGD Việt Nam phối hợp tổ chức khám chữa bệnh, cấp phát thuốc cho NGNLĐ trao quà hỗ trợ cho giáo viên, học sinh vùng khó khăn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế (23/10/2017)
(GD&TĐ)Công đoàn giáo dục Việt Nam hỗ trợ giáo viên ở Yên Bái (15/10/2017)
Cán bộ Công đoàn Giáo dục Việt Nam tham gia lớp tập huấn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức (09/10/2017)
Chi bộ cơ quan Công đoàn Giáo dục Việt Nam tham gia hội thi “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” (06/10/2017)
Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát động quyên góp trong toàn ngành giáo dục ủng hộ các trường bị ảnh hưởng do cơn bão số 10 (19/09/2017)
Hội nghị Hội đồng Giáo giới các nước ASEAN và Hàn Quốc (ACT+1) lần thứ 33 (19/09/2017)
(ĐV) 44 thầy giáo cắm bản nghèo, sự tử tế lặng thầm (08/09/2017)
44 THẦY GIÁO Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TRI LỄ 4 ĐÃ XUẤT SẮC TRỞ THÀNH NHÂN VẬT CỦA NĂM TRONG CHƯƠNG TRÌNH ẤN TƯỢNG VTV 2017 (08/09/2017)
(GD&TĐ) Công đoàn Giáo dục Việt Nam: Hỗ trợ 1 tỷ đồng cho Giáo dục Sơn La (07/09/2017)
Đoàn công tác Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đến thăm, tặng quà các trường học bị lũ quét tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái (21/08/2017)



  Videos  
 
Trang chủ    |    Giới thiệu    |    Tin tức    |    Chuyên đề    |    Tư vấn pháp luật    |    Văn bản    |    Email
Lượt truy cập: 17602106
Online: 1215
 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VIỆT NAM
Bản quyền thuộc về: Công đoàn Giáo dục Việt Nam

Địa chỉ: Số 2 Trịnh Hoài Đức - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: 04-3845 3118     *    Fax: 04-3843 3693
Email:   cdgdvietnam@moet.edu.vn