logo Chuyên đề Gương Nhà giáo và Người lao động

Người yêu giống lúa Việt
(16:07, 02/08/2021)

 
Sau nhiều năm miệt mài nghiên cứu, chị Hoàng Thị Loan (Khoa Công nghệ và Môi trường, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên) đã hoàn thành luận án tiến sĩ về lĩnh vực công nghệ sinh học khi tham gia thực hiện đề tài độc lập cấp nhà nước (mã số ĐT.ĐL.G36 - 2012). Chị đóng vai trò là một trong các thành viên nghiên cứu chủ chốt. Giống lúa HY198 do chị là tác giả, nghiên cứu chính đã và đang được lưu hành tại các tỉnh phía Bắc. Đây không chỉ là một trong những thành công của đề tài mà còn mang dấu ấn thành công của chị. Đề tài của chị được Công đoàn Giáo dục Việt Nam đề xuất Tổng LĐLĐ Việt Nam xem xét, công nhận là một trong những sáng kiến tiêu biểu của chương trình “75.000 sáng kiến vượt khó, phát triển”.
 
Nâng niu hạt gạo thon, dài trên tay, chị Hoàng Thị Loan bồi hồi nhớ lại những gian nan từ ngày đầu nghiên cứu đến khi giống HY198 được bà con nông dân công nhận. Chị đã phải đi rất nhiều tỉnh, thành phố, học hỏi nhiều chuyên gia và những người nông dân.
 
Giống lúa HY198 do chị và các cộng sự nghiên cứu, chọn tạo, phát triển là một giống lúa thuần, cho năng suất cao, có hương thơm nhẹ, khả năng chống chịu sâu bệnh khá. Chất lượng gạo tương đương với nhiều loại được người tiêu dùng ưa chuộng hiện nay.
 
Đề tài nghiên cứu đến với chị cũng hết sức tình cờ. Năm 2013, khi bắt đầu làm nghiên cứu sinh, chị Hoàng Thị Loan được GS.TSKH Trần Duy Quý gợi ý về nhu cầu cần thiết nghiên cứu và phát triển giống lúa thơm, chất lượng cao cho khu vực phía Bắc.
 
“Thầy rất trăn trở về việc phát triển giống lúa này. Bởi khi ấy, trong nước có giống ST9 trồng ở phía Nam phát triển rất tốt. Nhưng khi đưa ra Bắc, do điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu khác biệt, sản lượng và chất lượng đã suy giảm rõ rệt. Ý tưởng này đã được GS. TS. Trần Trung - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên xây dựng thành đề tài và được Bộ Khoa học và Công nghệ đặt hàng, cấp mã số ĐT.ĐL.G36 - 2012” - chị Loan chia sẻ.
 
Từ những chỉ dẫn đó, chị đã tìm tòi, lắng nghe và quyết định sử dụng các tác nhân để gây đột biến với giống ST19 nhằm tìm ra một số dòng lúa khắc phục được những nhược điểm nó khi trồng ở miền Bắc. Giống ST19 chính là một trong những giống ngon được GS.TSKH. Trần Duy Quý và cộng sự nghiên cứu, phát triển.
 
Sau nhiều năm miệt mài nghiên cứu, chị Hoàng Thị Loan (Khoa Công nghệ và Môi trường, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên) đã hoàn thành luận án tiến sĩ về lĩnh vực công nghệ sinh học khi tham gia thực hiện đề tài độc lập cấp nhà nước (mã số ĐT.ĐL.G36 - 2012). Chị đóng vai trò là một trong các thành viên nghiên cứu chủ chốt. Giống lúa HY198 do chị là tác giả, nghiên cứu chính đã và đang được lưu hành tại các tỉnh phía Bắc. Đây không chỉ là một trong những thành công của đề tài mà còn mang dấu ấn thành công của chị. Đề tài của chị được Công đoàn Giáo dục Việt Nam đề xuất Tổng LĐLĐ Việt Nam xem xét, công nhận là một trong những sáng kiến tiêu biểu của chương trình “75.000 sáng kiến vượt khó, phát triển”.
 
Nâng niu hạt gạo thon, dài trên tay, chị Hoàng Thị Loan bồi hồi nhớ lại những gian nan từ ngày đầu nghiên cứu đến khi giống HY198 được bà con nông dân công nhận. Chị đã phải đi rất nhiều tỉnh, thành phố, học hỏi nhiều chuyên gia và những người nông dân.
 
Giống lúa HY198 do chị và các cộng sự nghiên cứu, chọn tạo, phát triển là một giống lúa thuần, cho năng suất cao, có hương thơm nhẹ, khả năng chống chịu sâu bệnh khá. Chất lượng gạo tương đương với nhiều loại được người tiêu dùng ưa chuộng hiện nay.
 
Đề tài nghiên cứu đến với chị cũng hết sức tình cờ. Năm 2013, khi bắt đầu làm nghiên cứu sinh, chị Hoàng Thị Loan được GS.TSKH Trần Duy Quý gợi ý về nhu cầu cần thiết nghiên cứu và phát triển giống lúa thơm, chất lượng cao cho khu vực phía Bắc.
 
“Thầy rất trăn trở về việc phát triển giống lúa này. Bởi khi ấy, trong nước có giống ST9 trồng ở phía Nam phát triển rất tốt. Nhưng khi đưa ra Bắc, do điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu khác biệt, sản lượng và chất lượng đã suy giảm rõ rệt. Ý tưởng này đã được GS. TS. Trần Trung - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên xây dựng thành đề tài và được Bộ Khoa học và Công nghệ đặt hàng, cấp mã số ĐT.ĐL.G36 - 2012” - chị Loan chia sẻ.
 
Từ những chỉ dẫn đó, chị đã tìm tòi, lắng nghe và quyết định sử dụng các tác nhân để gây đột biến với giống ST19 nhằm tìm ra một số dòng lúa khắc phục được những nhược điểm nó khi trồng ở miền Bắc. Giống ST19 chính là một trong những giống ngon được GS.TSKH. Trần Duy Quý và cộng sự nghiên cứu, phát triển.
 
“Trong quá trình chọn tạo, tôi đã chọn được dòng HY198 đột biến từ giống ST19 và gửi khảo nghiệm tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống và sản phẩm cây trồng quốc gia. Tên gọi của giống lúa HY198 là tên quê hương tôi” – chị Loan tâm sự.
 
Giống HY198 đã được khảo nghiệm quốc gia qua 2 vụ, vụ mùa 2017, vụ mùa 2018, về tính khác biệt, tính đồng nhất (khảo nghiệm DUS).
 
Kết quả khảo nghiệm về giá trị canh tác và sử dụng qua 3 vụ: Xuân 2017, Mùa 2017 và Xuân 2018 (khảo nghiệm VCU) và khảo nghiệm sản xuất tại các tỉnh phía Bắc cho thấy, giống HY198 có thời gian sinh trưởng ngắn (vụ Mùa từ 110 – 120 ngày, vụ Xuân 125 - 135 ngày), cao cây (trung bình 110 – 120 cm), cứng cây, bộ lá xanh, đứng, góc lá hẹp, đẻ nhánh khá, bông to, hạt xếp xít, hạt màu vàng đậm, khối lượng 1.000 hạt (P1000) đạt 20 - 21g.
 
8 NĂM MIỆT MÀI NGHIÊN CỨU
 
HY198 là giống lúa thuần có khả năng chống chịu tốt với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng khu vực miền Bắc, kháng khá với bệnh đạo ôn, bạc lá, chịu rét tốt, khả năng thích nghi rộng ở các vùng sinh thái khác nhau.
 
“Mỗi giai đoạn nghiên cứu đều rất vất vả. Nhất là ở giai đoạn đầu cần nhiều kết quả ở nhiều điều kiện khác nhau, tôi đã chọn dòng HY198 để triển khai tại các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái Bình, Hòa Bình, Hà Nội, Hưng Yên, Phú Thọ, Thái Bình, Yên Bái và nhiều khu vực khác ở miền Bắc.
 
Mỗi năm, ít nhất tôi phải về từng địa phương để kiểm tra, đánh giá, thu mẫu, hướng dẫn bà con kỹ thuật canh tác từ 2 - 3 lần. Đồng thời gửi khảo nghiệm tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống và sản phẩm cây trồng quốc gia. Đó là giai đoạn vất vả nhất, đòi hỏi nhiều thời gian công sức nhất” - chị Loan kể lại.
 
Trong quá trình đi gửi giống về trồng tại các địa phương cũng gặp không ít khó khăn. Kỷ niệm chị khó quên đó là sự cố ngoài mong muốn tại Yên Bái vào năm 2015.

Giống lúa HY198 khảo nghiệm tại Trạm khảo nghiệm Văn Lâm, Hưng Yên năm 2017

“Cây trỗ bông vào đúng đợt nắng nóng cao điểm ở Yên Bái, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thụ phấn. Khi đó, mọi người hoang mang. Chính GS. TS Trần Trung – Chủ nhiệm đề tài độc lập cấp nhà nước đã phải lên Yên Bái nói chuyện để bà con yên tâm, tiếp tục phối hợp. Đề tài cũng đã hỗ trợ kinh phí bù đắp thiệt hại cho bà con. Sau đó, tôi phải điều chỉnh thời điểm gieo cấy để tránh hiện tượng thời tiết cực đoan và đi lại rất nhiều cùng bà con trong suốt quá trình canh tác. Để bà con tin mình một lần nữa cần một sự cố gắng rất lớn" - chị Loan kể.

Việc chọn và đưa giống lúa ưu việt từ trong nhà lưới, khu thí điểm ra gieo cấy ở các địa phương cũng không dễ dàng. Người dân còn tâm lý e dè, chưa hiểu rõ về giống lúa HY198. Do đó, khi được bà con tiếp nhận, chị phải sát sao với từng khu vực thí điểm giống lúa này. Chị đi dọc các tỉnh miền Trung (từ Hà Tĩnh trở ra), các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, miền núi phía Bắc cả tháng trời. Sau đó, tùy giai đoạn theo dõi sinh trưởng, phát triển, một phần chị xuống kiểm tra, một phần nhờ với cán bộ chuyên môn của địa phương hỗ trợ, thu mẫu.

Đánh giá kết quả hợp tác với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ về việc phát triển các giống lúa, năm 2017
 
Vui mừng khi được bà con tiếp nhận, đánh giá cao, chị mong muốn đưa thêm vào mùa vụ của các tỉnh phía Bắc một giống lúa chất lượng và phù hợp với điều kiện của miền Bắc. Người nông dân có thêm lựa chọn về giống cũng như có thể gia tăng thu nhập.
 
“Trong quá trình làm thủ tục công nhận giống cây trồng, khi biết giống do tôi là tác giả, nghiên cứu chính, cơ quan chức năng ở địa phương rất phấn khởi và động viên tôi cố gắng đưa giống này vào cơ cấu mùa vụ ở tỉnh Hưng Yên. Đến nay, giống HY198 có thể trồng cả hai vụ ở phía Bắc. Từ khi bắt đầu nghiên cứu (năm 2013) đến được công nhận sản suất thử (năm 2018), tiếp tục mở rộng diện tích gieo trồng (năm 2019), hoàn thiện thủ tục công nhận giống chính thức (tháng 2/2021) với tôi là cả hành trình dài. Ước muốn tạo ra giống lúa thuần Việt của tôi đã thành hiện thực. Bà con sẽ không còn phụ thuộc vào các giống lúa lai. Cũng từ quá trình này, tôi rút ra kinh nghiệm cho mình: Muốn làm tốt thì đầu tiên phải yêu và quyết tâm làm đến cùng” – chị Loan cho biết.
 
"ĐỂ LÀM ĐƯỢC PHẢI YÊU VÀ QUYẾT TÂM ĐẾN CÙNG"
 
Bà Nguyễn Thị Thúy - Chủ tịch Công đoàn Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên cho ý kiến: “Chị Hoàng Thị Loan là một trong những đoàn viên công đoàn tiêu biểu, là một trong những đảng viên trẻ của khoa Công nghệ và Môi trường, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên. Với sự nỗ lực và tinh thần học hỏi, chị đã tham gia nghiên cứu sinh về lĩnh vực công nghệ sinh học và thực hiện đề tài nghiên cứu giống lúa HY198 vào lưu hành tại các tỉnh phía Bắc. Công đoàn đã đề xuất với Công đoàn Giáo dục Việt Nam kiến nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam xem xét, công nhận là một trong những sáng kiến tiêu biểu của chương trình “75.000 sáng kiến vượt khó, phát triển”.

Người nông dân gieo trồng giống lúa HY198

 

Chị Hoàng Thị Loan báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu

Nguồn: cuocsongantoan.vn

  


Các tin khác
Người thầy truyền cảm hứng sáng tạo cho học sinh (24/07/2021)
Tự hào về nghề Giáo những tấm gương tâm huyết, sáng tạo (11/07/2021)
Cô giáo Đặng Thanh Hải một tấm gương sáng của ngành Giáo dục Hưng Yên (06/07/2021)
Cô giáo Đoàn Thị Thoan vinh dự nhận giải Nhất của cuộc thi "Chiến binh truyền cảm hứng chiến thắng ung thư" tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. (31/05/2021)
Thầy giáo Phùng Anh Tuấn cứu ba người thoát khỏi đuối nước sông Hồng (31/05/2021)
Người cán bộ Công đoàn giỏi, tâm huyết được giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc Hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026 (25/04/2021)
Tấm gương “Nhà giáo Bắc Từ Liêm giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn” - Cô Vương Tuyết Băng, giáo viên, Trường Tiểu học Tây Tựu B, quận Bắc Từ Liêm (01/03/2021)
CÔ GIÁO PHẠM THỊ HƯƠNG THẢO – GIÁO VIÊN TRƯỜNG THCS LÊ LỢI, QUẬN HOÀN KIẾM, HÀ NỘI, VỮNG VÀNG VỀ CHUYÊN MÔN, TÂM HUYẾT THƯƠNG YÊU HỌC TRÒ. (22/02/2021)
NGƯỜI GIEO MẦM TẤM LÒNG NHÂN ÁI (18/02/2021)
Tấm gương Nhà giáo tâm huyết, sáng tạo, cô giáo Trần Thị Quỳnh An Trường Tiểu học Phan Đình Giót, quận Thanh Xuân (18/02/2021)



  Videos  
 
Trang chủ    |    Giới thiệu    |    Tin tức    |    Chuyên đề    |    Tư vấn pháp luật    |    Văn bản    |    Email
Lượt truy cập: 18891062
Online: 604
 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VIỆT NAM
Bản quyền thuộc về: Công đoàn Giáo dục Việt Nam

Địa chỉ: Số 2 Trịnh Hoài Đức - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: 04-3845 3118     *    Fax: 04-3843 3693
Email:   cdgdvietnam@moet.edu.vn