NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975 - 30/4/2024) VÀ 138 NĂM NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG (1/5/1886 - 1/5/2024)VÀ 70 NĂM NGÀY CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (7/5/1954 - 7/5/2024)

Văn bản  

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

  CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VIỆT NAM

Số: 198 /CĐN-CSPL

V/v: Thực hiện dân chủ cơ sở trong hoạt động của cơ quan, đơn vị, trường học năm học 2018-2019

 

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

        

              Hà Nội, ngày  29 tháng 8 năm 2018

Kính gửi:

 

- Công đoàn các đại học Quốc gia, đại học vùng;

- Công đoàn Cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Công đoàn các trường đại học, cao đẳng sư phạm và đơn vị trực thuộc.

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Công đoàn Giáo dục Việt Nam khóa XV, Chương trình công tác năm học 2018-2019, Ban Thường vụ Công đoàn Giáo dục Việt Nam đề nghị Công đoàn các đại học Quốc gia, đại học vùng; Công đoàn Cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo; Công đoàn các trường đại học, cao đẳng sư phạm và đơn vị trực thuộc Công đoàn Giáo dục Việt Nam (sau đây gọi chung là công đoàn các đơn vị) triển khai, xây dựng kế hoạch thực hiện dân chủ cơ sở trong hoạt động của đơn vị năm học 2018-2019, trong đó tập trung một số vấn đề sau đây:

 1. Tiếp tục phổ biến, tuyên truyền và quán triệt Nghị định 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 01/2016/TT-BNV ngày 13/01/2016 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn một số nội dung của Nghị định 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; Chương trình công tác toàn khóa của Công đoàn Giáo dục Việt Nam nhiệm kỳ 2018-2023 về việc “nâng cao hiệu quả việc thực hiện dân chủ cơ sở trong các cơ quan, đơn vị, trường học”.

Tiếp tục nâng cao nhận thức của cán bộ, nhà giáo, người lao động (CBNGNLĐ) về việc thực hiện dân chủ cơ sở; chủ động nghiên cứu, cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thực hiện dân chủ cơ sở; đổi mới hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở tới CBNGNLĐ; lồng ghép việc thực hiện dân chủ cơ sở với các cuộc vận động, các chương trình hành động lớn tại đơn vị để nâng cao hiệu quả việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.

2. Đề xuất với người đứng đầu đơn vị thành lập Ban chỉ đạo xây dựng, kiện toàn và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Đối với các đơn vị chưa xây dựng Quy chế dân chủ ở cơ sở, công đoàn các đơn vị chủ động nghiên cứu, kịp thời tham mưu với cấp ủy Đảng và người đứng đầu cơ quan đơn vị ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong các lĩnh vực hoạt động cụ thể của đơn vị, nhất là các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của CBNGNLĐ; Đối với các đơn vị đã ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở, công đoàn các đơn vị thường xuyên rà soát, nghiên cứu, kịp thời xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy chế thực hiện dân chủ theo khuôn khổ pháp luật và phù hợp với đặc điểm, tình hình hoạt động của đơn vị. Đảm bảo 100% các đơn vị có Quy chế dân chủ ở cơ sở.

3. Triển khai thực hiện có chất lượng, hiệu quả các hình thức dân chủ cơ sở, đặc biệt là việc tổ chức hội nghị CBCCVC, hội nghị NLĐ (theo quy định tại Công văn số 204/CĐN-CSPL ngày 22/8/2016 của Ban Thường vụ Công đoàn Giáo dục Việt Nam về việc Công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị); tổ chức đối thoại tối thiểu 1 lần/1 năm học để tạo điều kiện cho CBNGNLĐ được biết, được tham gia ý kiến, được quyết định và giám sát những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ của mình, qua đó góp phần xây dựng khối đoàn kết nội bộ, công bằng, công khai, minh bạch trong mọi hoạt động của đơn vị. Việc tổ chức đối thoại cần chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung, phương pháp, đúng chức năng, quyền hạn của tổ chức công đoàn đảm bảo mục tiêu đề ra.

4. Đề xuất với người đứng đầu đơn vị thực hiện công khai đầy đủ những hoạt động của đơn vị cho CBNGNLĐ biết theo quy định của pháp luật; bố trí nơi tiếp CBNGNLĐ và tổ chức hòm thư góp ý; hàng tuần mở hòm thư góp ý, nghiên cứu và đề xuất giải quyết các ý kiến góp ý được gửi đến, báo cáo người đứng đầu đơn vị để đề ra những biện pháp hợp lý nhằm tiếp thu và giải quyết các ý kiến góp ý kịp thời.

5. Nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đoàn thể và Ban Thanh tra nhân dân. Kiện toàn tổ chức và chỉ đạo Ban Thanh tra nhân dân hoạt động hiệu quả đảm bảo thực hiện tốt, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ theo yêu cầu; có kế hoạch hoạt động cụ thể, phù hợp để phát huy tối đa vai trò đại diện cho quyền lợi của CBNGNLĐ, tạo không khí dân chủ, cởi mở, đoàn kết trong nội bộ, đẩy mạnh các phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác của đơn vị.

6.Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện dân chủ ở từng bộ phận trong đơn vị. Chủ động nắm tình hình, phát hiện vấn đề, vi phạm trong thực hiện dân chủ cơ sở tại nơi làm việc. Đối với những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm cần phải xử lý kịp thời, nghiêm túc theo quy định, trong trường hợp phức tạp cần có báo cáo về công đoàn cấp trên. Đồng thời, giới thiệu những tập thể, cá nhân làm tốt trong thực hiện dân chủ cơ sở để tuyên dương khen thưởng trong dịp sơ kết, tổng kết các chương trình công tác trọng tâm nhiệm kỳ 2018-2023 của Công đoàn Giáo dục Việt Nam.

Ban Thường vụ Công đoàn Giáo dục Việt Nam đề nghị Công đoàn các đơn vị triển khai thực hiện đúng nội dung, yêu cầu và báo cáo kết quả thực hiện dân chủ cơ sở; tổ chức Hội nghị CBCCVC, Hội nghị NLĐ năm học 2018-2019 (theo mẫu báo cáo đính kèm) gửi về Công đoàn Giáo dục Việt Nam (qua Ban Chính sách - Pháp luật) - Số 02 Trịnh Hoài Đức, Hà Nội; Email: chinhsachphapluat@congdoangdvn.org.vn;  trang lãnh đạo website CĐGD Việt Nam: chinhsachphapluat trước ngày 25/01/2019.

 

Nơi nhận:

- Như trên (để thực hiện);

- Tổng LĐLĐ Việt Nam (để báo cáo);

- CĐGD tỉnh, thành phố (để tham khảo)

- Lưu: VP, CSPL.

TM. BAN THƯỜNG VỤ

CHỦ TỊCH

 

(Đã ký)

 

Vũ Minh Đức

 




 
Trang chủ    |    Giới thiệu    |    Tin tức    |    Chuyên đề    |    Tư vấn pháp luật    |    Văn bản    |    Email
 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VIỆT NAM
Bản quyền thuộc về: Công đoàn Giáo dục Việt Nam

Địa chỉ: Số 2 Trịnh Hoài Đức - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: 04-3845 3118     *    Fax: 04-3843 3693
Email:   cdgdvietnam@moet.edu.vn